Những trái cây nội tạng rất sợ, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 07:55, 09/03/2021

Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng một số loại trái cây nên ăn vừa phải, tránh lạm dụng vì không tốt cho các cơ quan nội tạng.

Trái cây rất tốt cho sức khỏe lại dễ ăn. Một số loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng cho các cơ quan nội tạng nhưng một số loại trái cây có thể trở nên không "thân thiện" nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều.

Trái tim: Thích táo, sợ táo nấu chín

Có câu nói: "Ăn 1 quả táo mỗi ngày, không bao giờ phải gặp bác sĩ". Polyphenol và flavonoid chứa trong táo có thể làm giảm sự mỏng manh của mạch máu, cải thiện tính thẩm thấu của mạch máu, giảm lipid và cholesterol trong máu.

Trong thực tế lâm sàng, nhiều bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên ăn táo mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim của mình, đừng ăn táo nấu chín. Vì sau khi táo được đun nóng, chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid có trong nó sẽ bị giảm mạnh, tác dụng bảo vệ tim đương nhiên cũng giảm đi rất nhiều.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 1
Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 2

Gan: Thích táo gai và sợ hoa quả giàu fructose

Táo gai: Trái cây tự nhiên bảo vệ gan

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng táo gai có vị chua, ngọt, tính ôn, thông kinh lạc tỳ, dạ dày và gan.

Trong số đó, axit của táo gai có thể kiềm chế khí của gan và ngăn khí của gan trở nên quá mạnh. Hơn nữa, táo gai sau khi đi vào dạ dày có thể tăng cường hoạt động của các enzyme, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt, có lợi cho quá trình chuyển hóa cholesterol.

Đối với những người bị gan nhiễm mỡ, táo gai còn có vai trò giúp tiêu hóa và loại bỏ chất béo, là thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 3

Hoa quả giàu fructose, không nên ăn quá nhiều

Theo bác sĩ Rangarajan Kasturi, chuyên gia tư vấn tiêu hóa, Trung tâm y tế Mazumdar Sha (Ấn Độ), tiêu thụ một lượng lớn trái cây giàu fructose như nho khô, trái cây khô có thể dẫn đến viêm và gan nhiễm mỡ. Điều này là do đường có trong trái cây, được gọi là fructose, có thể gây ra lượng chất béo bất thường trong máu khi tiêu thụ một lượng lớn, dễ dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Ruột: Thích thanh long nhưng sợ ổi

Thanh long: Làm sạch ruột

Nhiều người nghĩ rằng chuối là thực phẩm nhuận tràng nhất nhưng trong 100 gam chuối chỉ có 1 gam chất xơ. Thực tế, thanh long có tác dụng nhuận tràng tốt hơn và cũng giàu chất xơ hơn chuối. Cứ 100 gam thanh long thì chứa khoảng 2,8 gam chất xơ.

Lưu ý là hàm lượng chất xơ trong thanh long ruột trắng cao hơn thanh long đỏ, nếu bạn muốn ruột trơn tru, hãy chọn thanh long trắng.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 4

Ổi: "Cơn ác mộng" đối với những người bị táo bón

Thực tế ổi rất tốt cho sức khỏe và lành mạnh. Tuy nhiên những người đang bị táo bón, gặp trục trặc về đường ruột nên tạm thời tránh xa ổi. Bởi vì trong ổi có chứa lượng lớn tannic. Axit tannic sẽ kết hợp với protein thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn khó được tiêu hóa, nếu ăn nhiều sẽ dễ bị táo bón.

Vì vậy, những người đang bị táo bón không nên ăn ổi.

Dạ dày: Thích đu đủ, sợ quả hồng

Đu đủ: "Thần hộ mệnh" của dạ dày

Đu đủ có chứa một chất gọi là papain, có thể giúp cơ thể phân hủy protein trong thịt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cần lưu ý rằng đu đủ sau khi nấu chín hầu như không còn lại dinh dưỡng, để cân nhắc về dinh dưỡng, bạn nên ăn đu đủ sống.

Mẹo để bồi bổ dạ dày: Ăn một lượng nhỏ đu đủ sau bữa ăn có thể giúp ruột tiêu hóa thịt khó hấp thụ, đồng thời giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày, viêm dạ dày ruột, khó tiêu và các bệnh khác.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 5

Quả hồng giòn: Không nên ăn quá nhiều

Trong quả hồng giòn có chứa nhiều axit tannic, nếu ăn nhiều quả hồng khi bụng đói, axit trong dạ dày rất dễ liên kết với axit tannic, pectin, xenluloza,… hình thành kết tủa.

Đặc biệt những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu không nên ăn trái hồng.

Nhắc nhở: Không nên ăn lúc đói, mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 2 quả hồng, tốt nhất nên ăn ít đối với bệnh nhân khó tiêu và mắc các bệnh về dạ dày.

Thận: Thích nho nhưng sợ chuối

Nho: Quả bổ thận tự nhiên

Nho có tính chất chua ngọt, đi vào 3 kinh mạch là tỳ, phổi và thận, thường xuyên ăn nho có thể bổ thận tráng dương. Nho có nhiều loại và nhiều màu sắc, nhưng nho đen là loại nho tốt nhất cho thận.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 6

Chuối: Người bệnh thận nên hạn chế

Chuối có hàm lượng khoáng chất tương đối cao, phần vượt quá nhu cầu của cơ thể cần được đào thải qua thận, quá trình này sẽ thải ra nhiều nước và tăng gánh nặng cho thận.

Vì vậy, không nên ăn quá nhiều chuối một lúc, tối đa 1-2 quả chuối mỗi ngày.

Đặc biệt, những người suy thận tốt nhất nên ăn ít hoặc không nên ăn chuối. Vì chuối có nhiều kali - thành phần không tốt với người suy thận do những người mắc căn bệnh này cần hạn chế nạp kali.

Lá lách: Thích bưởi, sợ lê

Trong Đông y, lá lách hay còn gọi là tỳ vị có vai trò quan trọng với sức khỏe. Lá lách giống như một trung tâm điều hoà của cơ thể người, có liên quan đến quá trình tiêu hoá, lọc nước, vận chuyển oxy và máu, đảm bảo mọi quá trình cần diễn ra theo đúng trình tự. Vì vậy, hãy thường xuyên chú ý đến việc điều hòa lá lách.

Bưởi: Tăng cường lá lách

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bưởi có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng điều khí, hóa đờm, bổ tỳ vị.

Những trái cây nội tạng rất amp;#34;sợamp;#34;, ăn ít thì khỏe người nhưng ăn nhiều nên cân nhắc - 7

Lê: Không nên ăn quá nhiều

Lê có tính lạnh và lạnh, ăn quá nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, nhất là đối với người già và trẻ em và những người tỳ vị hư yếu.

Nhắc nhở: Người tỳ vị hư nhược (người lạnh bụng), người thiếu máu không nên ăn nhiều lê, người khỏe mạnh không nên ăn nhiều lê cùng một lúc. Tuy nhiên, lê hấp chín lại giảm độ lạnh, ăn tốt cho sức khỏe.

Dịch từ Sohu