Covid-19 gây ra tình trạng thiếu chip toàn cầu, TSMC đang là 'tâm bão'

Công nghệ - Ngày đăng : 15:32, 10/03/2021

Tình trạng thiếu chip đang lan rộng từ ngành sản xuất ô tô sang nhiều ngành nghề hơn, bao gồm cả truyền thông công nghệ và gia dụng.

Những dấu hiệu sớm nhất của sự cố do thiếu chip đã xuất hiện vào mùa xuân năm 2020. Vào thời điểm đó, thế giới đang trong giai đoạn của làn sóng lây nhiễm lần thứ nhất, Covid-19 loại bỏ nhu cầu của người tiêu dùng. Sau đó khi nền kinh tế của các quốc gia dần phục hồi đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Internet và công nghệ điện toán di động.

Covid-19 gây ra tình trạng thiếu chip toàn cầu, TSMC đang là 'tâm bão'

Sự thay đổi lớn này, được thực hiện trong vài tháng, đã mở đường cho ngành công nghiệp bán dẫn, vốn là cốt lõi của mọi thứ từ máy tính, điện thoại thông minh đến ô tô và TV, rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Các nhà sản xuất ô tô và sản phẩm điện tử đã cắt giảm sản lượng trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát hiện gấp rút bổ sung lại đơn đặt hàng, nhưng họ bị từ chối vì các nhà sản xuất chip đang cố gắng hết sức để cung cấp nguồn dự trữ cho những thương hiệu smartphone lớn như Apple. Vào đầu tháng 2, Giám đốc điều hành nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới Qualcomm Cristiano Amon đã báo cáo tình trạng thiếu hụt chip “toàn diện”, với lý do ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào một số công ty châu Á.

Amon tham gia vào danh sách ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo ngành, những người đã cảnh báo rằng họ không thể có đủ chip để sản xuất sản phẩm. Tình hình của ngành sản xuất ô tô là nghiêm trọng nhất khiến chính phủ Mỹ và Đức phải vào cuộc. Trong đó, General Motors buộc phải đóng cửa ba nhà máy ở Bắc Mỹ vào đầu tháng 2, Ford Motor cũng chuẩn bị cho phương án sụt giảm sản lượng 20%.

Những diễn biến bất thường của đại dịch Covid-19 và sự bùng nổ của smartphone 5G thế hệ mới như iPhone 12 đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt chip, kéo theo tác động trực tiếp đến doanh thu ở toàn bộ ngành tiêu dùng. Riêng các nhà sản xuất ô tô dự kiến ​​sẽ mất 61 tỷ USD doanh thu do thiếu chip và đòn giáng vào ngành công nghiệp điện tử lớn hơn nhiều, mặc dù rất khó định lượng trong giai đoạn hiện tại.

Khách hàng chính của Qualcomm là Apple gần đây đã tuyên bố doanh số bán một số iPhone cao cấp mới bị hạn chế do thiếu linh kiện. Công ty bán dẫn NXP của Châu Âu và Công nghệ Infineon - 2 công ty ở đầu chuỗi cung ứng - đều nói rằng không chỉ có ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng. Sony cũng cho biết do tắc nghẽn sản xuất, công ty có thể không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường đối với máy chơi game PS5 vào năm 2021.

Neal Moston, một nhà phân tích tại Strategic Analysis, cho hay: "Dịch bệnh, sự giãn cách xã hội trong các nhà máy và sự cạnh tranh nhu cầu tăng vọt từ tablet, laptop và xe điện đang gây ra căng thẳng nhất trong nguồn cung linh kiện smartphone trong nhiều năm. Ông ước tính rằng giá linh kiện smartphone, bao gồm chipset và màn hình, tăng tới 15% trong vòng 3 đến 6 tháng qua.

Các nhà sản xuất máy tính cá nhân là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên đưa ra dấu hiệu về nguồn cung sắp xảy ra vào mùa xuân năm 2020. Lenovo từng nhiều lần lặp lại cảnh báo này.

Trung tâm của cuộc khủng hoảng này là TSMC, công ty lớn nhất của Đài Loan, đồng thời là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới cho những gã khổng lồ về công nghệ và ô tô. Họ đã đầu tư hàng tỷ USD trong vài năm qua để đảm bảo rằng sẽ đi đầu trong công nghệ sản xuất chất bán dẫn, hoạt động tốn kém này không chỉ không được đền đáp mà còn khiến họ tự đẩy mình vào trung tâm của cuộc chiến công nghệ toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ một số yếu tố kết hợp với nhau vào năm ngoái. Giống như hầu hết các công ty thiết kế chip trên thế giới, Qualcomm thuê ngoài sản xuất với các công ty châu Á, quan trọng nhất là TSMC và Samsung Electronics. Hai công ty dần trở thành những doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất.

Tuy nhiên, năng lực sản xuất đòi hỏi phải lập kế hoạch trong vài năm và họ cần khách hàng cùng đầu tư hàng tỷ USD để duy trì vận hành. Sự bùng nổ của điện thoại di động 5G và Internet sau khi dịch bệnh bùng phát khiến khách hàng của họ bị bất ngờ. Do lo ngại về lượng chip tồn kho, các đối thủ bao gồm cả Apple đã phản ứng theo cách tương tự. Thời đại văn phòng gia đình đã kích thích doanh số bán thiết bị gia dụng, từ TV đắt nhất đến máy lọc không khí cấp thấp nhất, tất cả đều sử dụng chip tùy chỉnh thông minh.

Các giám đốc điều hành của TSMC cho biết trong hai cuộc họp báo về thu nhập gần đây nhất, khách hàng đang tích trữ nhiều hàng tồn kho hơn mức bình thường để phòng ngừa sự không chắc chắn và họ sẽ duy trì phương pháp này trong một thời gian. Chính điều đó làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu và sự ảnh hưởng đến các ngành nghề ngày càng nặng nề hơn.