Phát hiện bị lừa sau khi đụng trúng sâu bướm kịch độc, người đàn ông quyết lật tẩy bí mật của "kẻ giấu mặt"

Nguyệt Phạm| 04/10/2021 12:39

Thân phận" thật sự của con sâu bướm này là gì?

Vào một ngày thời tiết đẹp trời, Edward Brown, một thanh niên thích khám phá đã quyết định vào rừng đi dạo. Trong lúc ngắm cảnh ven đường, một vật thể lạ vô tình lọt vào ống kính của chàng trai. Thứ mà Edward tìm thấy là một sinh vật có lông màu vàng ống, trông rất giống một con sâu róm nhưng kích cỡ thì to hơn nhiều.

Edward tuy cảm thấy tò mò nhưng có chút sợ hãi vì sâu có lông màu sáng thường là loại có độc. Chính vì thế, anh ta cẩn thận tránh xa cái cây mà con sâu bướm đang bám trên đó. Nào ngờ, một cơn gió thổi qua, con sâu róm đột nhiên rơi xuống đất và nằm im không động đậy.

Edward muốn đến gần xem xét nhưng lại sợ chạm phải lông có chứa chất độc của nó nên chỉ dám đứng nhìn. Sau đó, dưới bụng con sâu bướm độc đột nhiên thò ra một cái chân chim, đầu và cánh của nó liên tục ngọ nguậy không ngừng. Bộ mặt thật của con sâu bướm mới lộ diện. Hóa ra nó vốn là một chú chim non có hình hài dễ gây hiểu lầm mà thôi.

Phát hiện bị lừa sau khi đụng trúng sâu bướm kịch độc, người đàn ông quyết lật tẩy bí mật của kẻ giấu mặt - Ảnh 1.

Tuy giống sâu bướm nhưng sinh vật đó có kích thước lớn hơn nhiều. (Ảnh: Kknews)

Edward lúc này mới bật cười, anh ta cảm thấy thiên nhiên thật là kỳ diệu. Một chú chim tuy nhỏ nhưng có chiến lược sinh tồn vô cùng tài tình. Nếu không chú ý quan sát, ắt hẳn các loài vật hay con người khi mới nhìn thoáng qua sẽ nhầm tưởng chúng với những con sâu độc mà tránh né.

Người đàn ông quyết định quay và chụp lại một vài bức ảnh của nó rồi đem tới nhờ một nhà sinh vật học thân thiết ở California nhờ xác minh nguồn gốc của loài chim kỳ lạ này. Theo nhà sinh vật vật học, chú chim non mà Edward tìm thấy có tên gọi là Laniocera hypopyrra.

Laniocera hypopyrra là một loài chim có khả năng ngụy trang siêu phàm. Chúng vừa ra đời đã có một bộ lông màu vàng cam xen lẫn các đốm đen mô phỏng theo một trong hai loài sâu bướm lớn và có độc là Megalopyge hoặc Podalia.

Chúng làm vậy là để hạn chế nguy cơ bị tấn công trong 18 ngày đầu đời. Các loài săn mồi khi thấy chúng sẽ nhầm tưởng là sâu bướm độc mà không dám tấn công.

Phát hiện bị lừa sau khi đụng trúng sâu bướm kịch độc, người đàn ông quyết lật tẩy bí mật của kẻ giấu mặt - Ảnh 3.

Hóa ra đây là loài chim Laniocera hypopyrra có khả năng ngụy trang rất giống sâu bướm kịch độc. (Ảnh: Kknews)

Đây cũng là chiến lược tự vệ đặc biệt của loài chim này. Để tránh bị rắn hay khỉ ăn thịt, những con chim non thường nằm trên tổ, thu mỏ và chân vào bên trong lớp lông, chờ đợi cho đến khi nghe thấy tiếng chim bố mẹ.

Thậm chí, thuật ngụy trang của chúng còn hoàn hảo đến nỗi, thay vì di chuyển như những con chim khác, chúng trườn bò quanh tổ hệt như những con sâu thứ thiệt.

Sau này, khi tới giai đoạn tập bay, chúng sẽ trút dần lớp lông ngụy trang này để thay sang lớp lông vũ hoàn chỉnh với màu sắc khác biệt hoàn toàn. Chuyên gia cũng cho biết đây là minh chứng rõ ràng về sự phát triển mạnh mẽ trong khả năng bắt chước của các loài động vật, đặc biệt là ở những nơi dễ dàng bị tấn công như trong rừng rậm.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện bị lừa sau khi đụng trúng sâu bướm kịch độc, người đàn ông quyết lật tẩy bí mật của "kẻ giấu mặt"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO