Những ứng xử của cha mẹ làm xấu đi mối quan hệ với con cái

Vũ Tùng| 13/05/2022 19:00

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái xem mình là người thân thiết nhất. Trong mọi trường hợp đều có thể hy sinh và dành cho con những điều tốt nhất.

Đôi khi con bị rơi vào cảm giác cô đơn do chính ứng xử của bố mẹ (hình minh họa).Đôi khi con bị rơi vào cảm giác cô đơn do chính ứng xử của bố mẹ (hình minh họa).

Thế nhưng, có đôi khi chính cha mẹ lại làm cho mối quan hệ ấy trở nên tồi tệ đi, chỉ vì không ứng xử đúng cách.

Hãy tham khảo những điều dưới đây để có thể giúp chúng ta tránh những làm việc không đẩy con cái mình ra xa, để có những kết nối lành mạnh hơn với các con của chúng ta.

Liên tục so sánh

Đôi khi con bị rơi vào cảm giác cô đơn do chính ứng xử của bố mẹ. Con vật lộn để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản, chẳng hạn như "Cha mẹ có thực sự cần mình không? Cha mẹ có yêu quý mình không?" Một phần trách nhiệm của chúng ta với tư cách là cha mẹ là giúp con trả lời những câu hỏi đó.

Đôi khi, chúng ta làm ngược lại — chúng ta so sánh chúng với những người khác. Khi chúng ta đánh giá giá trị của con mình so với những người khác, chúng ta khiến con cảm thấy như chúng phải đạt được một tiêu chuẩn nhất định để giành được tình yêu của chúng ta. Điều này khiến con ít tin tưởng vào tình yêu của cha mẹ dành cho con.

Quá yêu công việc của mình

Công việc luôn quan trọng ai cũng biết vậy nhưng nếu ở nhà mà bạn vẫn tiếp tục làm việc, ví dụ như gọi điện thoại hoặc dán mắt vào màn hình điện thoại. Cho dù đó có thể là những thông báo mà bạn mong muốn không bỏ lỡ tin tức mới nhất hay chỉ đơn giản là bị phân tâm, thì việc dành thời gian ở nhà để nhìn vào màn hình thay vì nhìn con là điều được xem là không tốt.

Nếu chúng ta liên tục đặt màn hình điện thoại trước mắt con mình — đặc biệt là vào thời điểm đang cố gắng dạy con mình tạo dựng thói quen lành mạnh — thì sẽ không có gì ngạc nhiên khi chúng xa lánh cha mẹ.

Vắng nhà quá lâu

Có những lúc, vì công việc hoặc vì những cam kết khác, cha mẹ phải xa gia đình trong thời gian dài. Nếu khi vắng nhà, chúng ta không sử dụng các công cụ như bưu thiếp, nhắn tin và trò chuyện video để duy trì mối quan hệ với con cái, thì sự vắng mặt đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.

Con cái của chúng ta có xu hướng ít nghĩ về chúng ta hơn và có thể tìm cách lấp đầy khoảng trống của “bố mẹ” trong cuộc sống của chúng bằng một thứ gì đó hoặc một ai đó khác.

Chăm chăm bắt lỗi

Có những lúc con hành xử không đúng, ví dụ lời nói tục tĩu hay điều gì đó nghiêm trọng hơn. Những điều ấy làm tổn thương cha mẹ và chúng ta như muốn nhấn mạnh điều ấy hơn, làm cho nó trầm trọng hơn bằng cách cứ nhắc đi nhắc lại hoặc vặn vẹo với hy vọng làm cho con nhận ra lỗi lầm.

Các ông bố bà mẹ thường nghĩ rằng họ đang dạy con nhưng thực ra lại đang làm trầm trọng hơn cho những sai lầm của con. Khi chúng ta day nghiến những lỗi lầm của con mình đối với chúng ta, vô tình chúng sẽ làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con thêm tồi tệ. Con trẻ có xu hướng ngán ngẩm với những người làm họ thấy ngột ngạt.

Không tôn trọng bố/mẹ của con

Người ta nói rằng một trong những điều tốt nhất bố/mẹ có thể làm cho con cái của mình là yêu người sinh ra chúng. Nhưng giống như bất kỳ mối quan hệ nào, một cuộc hôn nhân có thể trải qua những thăng trầm và một số cuộc hôn nhân tan vỡ. Khi chúng ta nói chuyện với vợ/chồng của mình (hoặc vợ/chồng cũ, nếu đã ly hôn), con cái chúng ta theo bản năng cảm thấy cần phải bảo vệ bố/mẹ của chúng.

Nếu những đứa trẻ của đang bảo vệ bố/mẹ chúng khỏi chúng ta, bây giờ bố/mẹ lại trở thành kẻ xấu xa và đã làm tổn hại đến mối quan hệ của con cái.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những ứng xử của cha mẹ làm xấu đi mối quan hệ với con cái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO