Những từ không bao giờ cha mẹ nên nói với con

Vũ Tùng| 25/04/2022 19:53

Khi bạn trở thành những bậc cha mẹ, đòi hỏi cần có trách nhiệm ngay từ việc lựa chọn từ ngữ giao tiếp với con.

Cần cẩn trọng lời nói với con để tránh làm con tổn thương (hình minh họa)Cần cẩn trọng lời nói với con để tránh làm con tổn thương (hình minh họa)

Nếu không cẩn trọng, vô tình những câu nói thốt ra có thể làm thay đổi thế giới quan và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

Có những câu nói hàng ngày mà cha mẹ tưởng chừng như “vô hại hoặc chẳng sao cả” nhưng nhiều khi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.

Dưới đây là những điều không bao giờ nên nói với con.

Lười biếng

Con bị điểm kém môn toán, khi trở về nhà, bố/mẹ lập tức nói “con thật lười biếng nên mới bị điểm kém như vậy”. Điều này không đúng. Nói một đứa trẻ là lười biếng hoàn toàn rất tồi tệ vì "lười biếng" chưa nói lên điều gì chắc chắn kết quả tốt hay xấu ở một đứa trẻ. Ngoài ra, có thể có những lý do khác khiến con bạn không làm việc hoặc không đạt được thành tích. Có thể sự lười biếng ở con nếu có thật, đôi khi lại là sự trì hoãn do sợ thất bại hoặc chán nản với thất bại trước đó.

Thay vì như vậy, bạn nên nói “Con đang gặp khó khăn trong môn toán không phải vì con không thông minh. Con đang gặp khó khăn vì con chưa tìm ra đúng cách mà thôi.” - Khi những lời đó thốt ra từ miệng của cha mẹ, có nghĩa họ đang truyền cảm hứng và động lực cho con.

Sau tất cả, cha mẹ chính là người có thể nhìn thấy tiềm năng chưa được khai thác trong con mình. Biết rằng cha mẹ nào cũng nôn nóng muốn con tiến bộ nhưng cách nói kiểu chê bai, phủ đầu “con là người lười biếng” là một trong những điều không bao giờ nên nói với trẻ. Bởi vì bạn đang gọi tên và gắn nhãn cho một từ có rất nhiều trọng lượng tiêu cực cho con mình.

Đần độn/ngu dốt/dối trá

Nếu bạn nói với con những từ này, có nghĩa bạn đang gắn nhãn, phủ đầu con bạn dựa trên các hành động và lỗi lầm. Không bao giờ nên nói những câu nỏi kiểu như “Con thật là ngu dốt”, “Con trông giống như người đận độn trong bộ trang phục đó” “Con thật là một kẻ dối trá, mẹ biết con đã lấy trộm thêm bánh quy khi mẹ không ở đó ” hoặc “ Mẹ không thể tin được là con lại ngốc đến mức quên làm bài tập về nhà của mình”.

Việc mắc một sai lầm hoặc một lựa chọn kém cỏi mà cha mẹ vội biến con trở thành kẻ bị mang tiếng tiêu cực ấy sẽ cho con bạn biết bạn đã hạ thấp kỳ vọng của mình về con người của chúng. Nó len lỏi vào đầu con và trở thành một phần danh tính/đặc điểm của con.

Con nít/trẻ con/đứa trẻ

Khi con bạn đi học, ở trường có điều gì đó (ví dụ như bị bắt nạt hoặc bị bạn chê vì mái tóc mới không phù hợp), con lập tức không đến trường hoặc không tham gia buổi dã ngoại mà nhà trường tổ chức. Khi cha mẹ biết điều đó, bạn nói với con "Tại sao con lại hành động như một con nít/bé con như vậy?"; “hành động không tham gia vào tổ chức chứng tỏ con chỉ là một đứa trẻ, con quá trẻ con”

Con rất nhạy cảm và nếu cha mẹ nói như vậy, con có thể sẽ về phòng và khóc về những điều mà chúng gây ra, thậm chí chưa hẳn là nghiêm trọng. Dẫu lúc ấy, do phản ứng tâm lý mà cha mẹ nói vậy và không có ý gì ngoài chỉ muốn điều tốt lành cho con nên lo lắng nói vậy. Nhưng với con, chúng đang có một khoảnh khắc không vui và việc khóc hoặc rầu rĩ là điều mà phản ánh tâm trạng của chúng.

Khi con ở tuổi teen hoặc lớn hơn, con rất dị ứng với việc cha mẹ nói mình là “con nít/trẻ con”. Ngay cả khi con cư xử ở mức độ mà chúng ta cảm thấy chưa trưởng thành, việc gọi tên con là con nít/trẻ con sẽ không đạt được điều gì khác ngoài sự xấu hổ. Nếu đã trót nói ra rồi thì một sự sửa sai có thể là lựa chọn tốt là khẳng định rằng cảm xúc của con là có cơ sở, đợi cho tiếng khóc ngừng lại và sau đó giúp con nói ra cảm xúc của mình.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những từ không bao giờ cha mẹ nên nói với con
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO