1. Những điều cần tránh khi sử dụng bếp từ
- Đặt vị trí không phù hợp
Tại sao bạn nên để các kỹ thuật viên lắp đặt bếp từ giúp bạn? Đây chính là lý do, họ biết tính toán khoảng cách và vị trí lắp đặt sao cho không chỉ thuận tiện cho gia chủ mà còn đảm bảo cho bếp từ có vị trí hoàn hảo để hoạt động. Nếu bạn cắt đá và lắp bếp từ quá sát tường, khu vực bí bách sẽ khiến không khí không thể lưu thông, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ. Ngoài ra, bạn cần tránh lắp bếp ở khu vực ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho sâu bọ côn trùng chui vào làm ảnh hưởng đến linh kiện. Khí ẩm cũng khiến linh kiện bếp dễ bị oxy hóa, kém bền, dễ chập cháy, rò rỉ điện.
- Bị vỡ mặt kính bếp từ
Việc đặt nồi chảo lên mặt kính bếp cũng xin hết sức nhẹ tay. 2 loại mặt kính cao cấp trên có thể chịu nhiệt và sốc nhiệt lên đến hàng nghìn độ, nhưng lại khá nhạy cảm với lực va đập. Xin lưu ý, khả năng chịu lực khác hoàn toàn với lực va đập. Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm.
- Thói quen thường rút điện ngay sau khi nấu xong
Nhiều gia đình nghĩ rằng, dùng bếp xong nên rút nguồn ngay để tiết kiệm điện và để an toàn hơn. Nhưng không đúng, bởi thực tế, sau khi bạn tắt bếp, quạt gió của bếp vẫn tiếp tục hoạt động từ 1 đến 2 phút để làm mát bếp. Lúc này, nếu bạn rút nguồn điện, quạt gió sẽ không hoạt động và bếp từ của bạn sẽ rất “khó chịu” đấy.

- Luôn nấu ở công suất cao
Việc hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường). Khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác. Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt. Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao. Và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.
- Không hay vệ sinh bếp hoặc vệ sinh không đúng cách
Bếp từ của bạn có thể sẽ không còn bóng đẹp nếu bạn không vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần nấu. Nước trào, thức ăn, dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp sẽ bị két lại, làm mờ, vẩn đục mặt kính bếp từ. Nếu thường xuyên vệ sinh, thì bạn chỉ cần chút chất tẩy rửa và vải ẩm mềm để lau bếp. Những nếu để bếp lâu ngày không vệ sinh, có thể bạn sẽ cần hỗ trợ từ dao vệ sinh mặt kính bếp từ và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh “cào” vào mặt kính bếp.
2. Những lưu ý khi sử dụng bếp từ
- Dùng nguồn điện phù hợp
Các loại bếp từ thường hoạt động ở mức công suất từ 200 - 2000W, đây là mức công suất khá lớn nên bạn cần phải lưu ý trong việc sử dụng nguồn điện nếu không dễ ra chập cháy. Phải dùng các phích cắm ổ cắm riêng, dây điện phải chịu được tải của công suất bếp từ, với tiết diện tối thiểu 0,75mm2 để đảm bảo an toàn. Không sử dụng bếp từ bằng những nguồn điện không ổn định dễ gây cháy hỏng các thiết bị điện.
Những ngày hè này, nguồn điện được sử dụng nhiều, nhất là vào giờ cao điểm nên nhà bạn cần phải có ổn áp để ổn định điện áp. Điều này giúp tạo được dòng điện hoạt động ổn định trong bếp từ, giúp kéo dài tuổi thọ bếp. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dây điện 5A cho bếp.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt kính khi nấu

Sau khi nấu thức ăn xong, bề mặt bếp rất nóng do nhiệt từ đáy nồi tác động xuống mặt bếp. Vì thế, những lúc như vậy bạn không được chạm tay vào mặt bếp nếu không muốn bị bỏng. Khi bảng thông báo mất đi chữ H thì lúc đó mặt bếp đã trở nên nguội hơn và không gây bỏng cho bạn khi tiếp xúc nữa, lúc này bạn có thể vệ sinh mặt bếp dễ dàng.
- Không kéo lê các vật trên bề mặt bếp

Mặc dù mặt bếp được làm từ kính siêu bền nhưng không vì thế mà bạn cứ vô tư kéo lê xoong nồi trên mặt bếp. Điều này sẽ lưu ý khi sử dụng bếp từ lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho bếp bị trầy xước và không còn mới như trước nữa. Các vật dụng kim loại khác như dao, kéo, thìa khi để trên mặt bếp cũng rất dễ gây trầy.
- Phụ nữ mang thai và người bị bệnh u não tránh không nên dùng bếp từ
Bếp từ sẽ tạo ra một từ trường nhỏ xung quanh phạm vi hoạt động của nó. Lượng từ trường đó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những người bị bệnh não hay phụ nữ mang thai thì dễ bị ảnh hưởng nên cần hạn chế sử dụng.
- Không được đặt bếp gần các thiết bị điện tử

Bạn nên không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, lò vi sóng, điện thoại … vì từ trường của bếp sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các thiết bị đó. Bạn chỉ cần đảm bảo bếp của mình cách xa các thiết bị điện tử tối thiểu 1m là được.
- Không bật bếp khi chưa nấu
Bạn không nên bật bếp khi không có vật dụng nấu hoặc có nồi nhưng không có thức ăn. Việc làm này sẽ gây lãng phí điện năng. Một số bếp có chế độ ngắt khi phát hiện không có nồi trên mặt bếp hay nồi không có thức ăn, do vậy bạn cần lưu ý khi nấu.
- Chọn đúng nồi sử dụng

Bếp từ là loại bếp kén nồi nên bạn cần phải sử dụng đúng loại nồi của nó. Tốt nhất bạn nên dùng các loại nồi chứa hợp kim sắt hoặc có từ tính. Còn nếu sử dụng nồi Inox, sứ, thủy tinh thì phải có thêm miếng hợp kim sắt lót ở dưới thì mới nấu được.
Vậy là đúng tôi chia sẻ xong những điều lưu ý khi sử dụng bếp từ. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều.