Những góc khuất của nghề biển

13/05/2023 23:30

Việc thiếu lao động nghề biển đã kéo theo hàng loạt hệ lụy và những góc khuất của nghề biển đã bộc lộ rõ.

Đỏ mắt tìm ngư phủ ra khơi

Để có thể vươn khơi, bám biển thì rất cần những lao động biển. Công việc cực nhọc nhưng chẳng có trường lớp nào đào tạo, cũng chưa có dịch vụ cung ứng lượng lao động đi biển. Chính vì điều này, nhiều chủ tàu gom ngư phủ thông qua "cò" lao động và từ đây, những góc khuất của nghề biển đã được lộ rõ.

Những góc khuất của nghề biển - Ảnh 1.
Những góc khuất của nghề biển - Ảnh 2.

Tàu nhiều là vậy, tuy nhiên tại khu vực làm thủ tục để ra khơi thì chẳng được bao nhiêu người. Do không đủ ngư phủ nên nhiều chủ tàu phải để tàu nằm bờ dù mọi thứ chuẩn bị cho chuyến ra khơi đã đâu vào đó.

Lợi dụng điều này,  không ít ngư phủ đã dùng chiêu nhận lời đi biển để tạm ứng tiền, nhưng ngay khi có tiền thì ngư phủ tìm cách trốn mất, khiến chủ tàu vừa mất tiền tạm ứng vừa phải hủy cả chuyến ra khơi. Có trường hợp, chủ tàu được giới thiệu có người sẵn sàng ra khơi nên vội vàng nhận ngay. Nhưng điều trớ trêu là chỉ đến khi xuống tàu ra khơi, thuyền trưởng, bạn tàu mới phát hiện người sẽ đồng hành với mình lại chẳng hề biết nghề biển.

Chuyện chủ tàu cá bị ngư phủ nhận tạm ứng rồi bỏ trốn xảy ra như cơm bữa và gần như chủ tàu nào ở Cà Mau cũng gặp phải. Nghề đi biển vốn dĩ chưa bao giờ là dễ dàng giờ đây lại càng khó hơn nữa khi mỗi ngày, những chủ tàu như ông Hùng lại phải đối mặt với hàng loạt những rủi ro không hề biết trước.

Những lao động bị hành hạ trên tàu cá

Do thiếu ngư phủ nên khi các chủ tàu cá được giới thiệu có người đồng ý lên tàu là rất mừng. Tuy nhiên không phải ai lên tàu cũng biết cách sử dụng ngư cụ để đánh bắt hải sản. Và khi đã ra khơi rồi thì số phận những lao động biển này phụ thuộc hoàn toàn vào ngư phủ có kinh nghiệm và thuyền trưởng, máy trưởng. Có những nạn nhân đã bị hành hạ trên tàu cá.

Những góc khuất của nghề biển - Ảnh 3.

Hầu hết các đối tượng "cò" ngư phủ đều phủ nhận việc giam giữ người. Nhưng những lao động bị rơi vào tay "cò" đều khai rằng, vừa tới nơi là bị buộc phải viết giấy nhận nợ và bị biến thành những lao động không công trên biển mà không hề hay biết.

Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, hiện Cà Mau có 4.000 tàu cá với tổng số lao động tham gia khai thác thủy sản là 21 nghìn người. Trong khi nhu cầu thực tế để có thể đáp ứng cho trên 4.000 tàu cá này cùng hoạt động phải cần tới 50 nghìn người.

Ngăn chặn lừa đảo biển

Việc thiếu lao động nghề biển đã kéo theo hàng loạt hệ lụy. Chủ tàu thì thiếu ngư phủ, còn nhiều người lao động phổ thông có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì lại bị lừa bán… Và từ đây, một đường dây mua bán người đưa lên tàu cá đã được Bộ đội Biên Phòng tỉnh Cà Mau triệt phá đồng thời giải cứu nhiều lao động biển .

Những góc khuất của nghề biển - Ảnh 4.
Những góc khuất của nghề biển - Ảnh 5.

Theo lãnh đạo Bộ chỉ huy Biên Phòng tỉnh Cà Mau, qua nắm bắt tình hình, lực lượng chức năng đã phát hiện một số lao động làm việc trên tàu cá đang khai thác ở vùng biển Cà Mau có dấu hiệu bị lừa đảo, ép buộc lao động nên đã điều tra, xác minh, đồng thời yêu cầu chủ tàu cá bị phản ánh đến làm việc cũng như áp giải tàu cá được cho là đang giữ những người bị lừa đi lao động trên biển vào đất liền.

Và để giảm thiểu tình trạng này, Biên Phòng Cà Mau đã đưa ra giải pháp khá hữu hiệu, đó là siết chặt hơn nữa nhân sự của các tàu cá khi ra khơi cũng như khi cập bến.

Bằng giải pháp trên, chỉ từ đầu năm đến nay, lực lượng Biên Phòng Cà Mau đã giải cứu hàng chục nạn nhân bị lừa bán dưới hình thức "cò" ngư phủ, đồng thời cứu sống hàng chục nạn nhân khác do bị ép lao động quá sức, bị đánh mà phải nhảy xuống biển.

Bài liên quan
  • Lao động nghề biển tại Phú Yên có được nhận hỗ trợ?
    Ông Đinh Văn Cào (Phú Yên) được biết, lao động tự do làm nghề biển có trong danh mục được hưởng hỗ trợ của Nhà nước, tuy nhiên, phường nơi ông ở lại thông báo những lao động này không có trong chính sách hỗ trợ. Ông Cào hỏi, như vậy có đúng không?
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những góc khuất của nghề biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO