Nhiều người Mỹ không đến gặp bác sĩ vì lo ngại chi phí dịch vụ tăng cao

16/12/2021 06:15

CBS News trích dẫn một nghiên cứu gần đây cho hay, gần một phần ba người Mỹ cho biết họ không đến gặp bác sĩ vì các vấn đề sức khỏe trong 3 tháng qua do lo ngại về chi phí của các dịch vụ này.

Theo ghi nhận, số lượng những người không vội vàng đi khám bệnh đã tăng mạnh ngay cả trong những gia đình có thu nhập khá - hơn 120 nghìn USD mỗi năm. Kể từ tháng 3, các gia đình từ chối sử dụng dịch vụ y tế đã tăng gần gấp 7 lần.

Việc ngày càng có nhiều người từ chối tìm kiếm sự trợ giúp y tế do các vấn đề tài chính đã được ghi nhận cũng với sự gia tăng tỷ lệ mắc Covid-19 ở hầu hết các bang tại Mỹ.

Đồng thời, do thực tế nhiều cư dân Mỹ trong giai đoạn đầu mắc Covid-19 tránh đi khám, họ thường phải đối mặt với nhiều chi phí phức tạp hơn.

Nhiều người Mỹ không đến gặp bác sĩ vì lo ngại chi phí dịch vụ tăng cao
Nhiều người Mỹ không đến gặp bác sĩ vì lo ngại chi phí dịch vụ tăng cao. (Ảnh: Reuters)

Một số chi phí cho y tế, chẳng hạn như thuốc kê đơn đã tăng trong năm qua do giá thuốc ở Mỹ tăng trước lạm phát.

Tuy nhiên, theo CBS News, việc từ chối điều trị có thể rất thảm khốc. Một nghiên cứu cho thấy gần 13 triệu người Mỹ có bạn bè hoặc thành viên gia đình đã chết vì không đủ khả năng chăm sóc y tế.

Ngoài ra, 20% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ hoặc ai đó trong gia đình có vấn đề sức khỏe tồi tệ hơn sau khi trì hoãn điều trị vì chi phí dịch ý tế tăng cao.

Khoảng 23% người Mỹ nói rằng, việc chi trả cho các dịch vụ y tế gây ra gánh nặng tài chính nghiêm trọng cho họ và trong số những cư dân Mỹ kiếm được dưới 48 nghìn USD một năm, cứ 3 người thì có 1 người từ chối đến bác sĩ.

Theo một nghiên cứu vào tháng 7 được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, hóa đơn y tế là nguồn nợ lớn nhất ở nước này từ năm 2009 đến năm 2020, với khoản nợ kỷ lục 140 tỉ USD vào năm ngoái.

Trước đó, cô Shenita Russie (42 tuổi) là nhân viên trị liệu hô hấp ở thành phố Little Rock, bang Arkansas (Mỹ). Công việc của cô là thực hiện các phương pháp giúp hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bị Covid-19.

Nhưng không may, trong lúc làm việc ở thành phố Boston, bang Massachusetts, cô đã mắc Covid-19. Cô Russie nhập viện điều trị trong 1 tháng. Bệnh tiến triển nặng khiến bác sĩ phải đưa cô vào trạng thái hôn mê.

Sau 1 tháng điều trị tại bệnh viện, hóa đơn y tế của Russie đã lên gần 1 triệu USD. Số tiền phải thanh toán này khiến cô rất sốc. Với một nhân viên y tế bình thường, gần 1 triệu USD là khoản chi phí quá lớn. Trong khi đó, chi phí điều trị Covid-19 tại một số bệnh viện ở Mỹ chỉ khoảng hơn 60.000 USD.

Liên quan đến chi phí dịch vụ y tế tăng cao theo các chuyên gia tình trạng lạm phát cũng góp phần vào việc này. Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/12 cho thấy, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11/2021 tăng lên tới 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982.

Theo đó, lạm phát tăng mạnh trên 5% liên tục trong nửa năm qua. CPI trong tháng 11 cao hơn 0,8% so với tháng 10 vốn đã tăng 0,9% so với tháng trước đó.

Mức lạm phát phản ánh giá cả một loạt mặt hàng tăng mạnh khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong tháng trước, giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng 4,9%, giá xăng tăng 6,1% trong khi giá xe hơi tăng hơn 11%.

Thanh Bình (lược dịch)

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nhiều người Mỹ không đến gặp bác sĩ vì lo ngại chi phí dịch vụ tăng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO