Người đàn ông Quảng Ninh phát hiện ung thư ống tiêu hóa sớm nhờ điều này

Phương Linh| 18/12/2020 04:39

Việt BáoBệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa triển khai thành công kỹ thuật nội soi can can thiệp ESD (Endoscopic Submucosal Dissection) để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm cho bệnh nhân L.V.Q.

Ông Q. 61 tuổi, ở phường Hà Tu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh từng có tiền sử mổ u đại tràng góc lách. Ngày 27/11, ông đến khám theo lịch hẹn.

Khi nội soi đại trực tràng đoạn cách rìa hậu môn 5cm, bác sĩ đã phát hiện một khối lồi, không cuống, kích thước 6x10mm, theo phân loại Paris thuộc type Is. Kết quả sêu âm nội soi xác định khối u nằm lớp niêm mạc, chưa vượt qua lớp cơ niêm. Bác sĩ nội soi đánh giá đây là tổn thương ung thư sớm của trực tràng.

Ê-kíp bác sĩ đang nội soi cho người bệnh. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc tổn thương ung thư cho người bệnh. Khối tổn thương cắt ra được cố định và gửi khoa giải phẫu bệnh lý. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa, mép diện cắt không có tế bào ung thư.

Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định và tiếp tục điều trị hóa chất theo phác đồ.

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư vùng miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Bệnh này dễ nhầm lẫn với những bệnh về tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường chủ quan, khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.

Nhờ kỹ thuật ESD ng6 Q. đã phát hiện được bệnh ung thư sớm. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, cho biết nhóm ung thư này chiếm 30% trong các loại ung thư, phổ biến ở người châu Á, cả nam lẫn nữ giới đều có nguy cơ mắc như nhau. Bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

Ung thư đường tiêu hóa là căn bệnh âm thầm, hầu như không có triệu chứng mặc dù khối u đã xuất hiện và phát triển suốt một thời gian dài. Các triệu chứng như đi ngoài phân đen, tắc ruột, đau bụng, chán ăn, gầy sút cân... Rất ít người chủ động tầm soát định kỳ hằng năm để phát hiện sớm tổn thương ở dạng tiền ung thư.

Ung thư đường tiêu hóa được chẩn đoán hết sức nhanh gọn bằng cách nội soi toàn bộ đường tiêu hóa, nếu có tổn thương nghi ngờ sẽ sinh thiết và xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Nội soi tiêu hóa là nội soi dạ dày - tá tràng - đại tràng - trực tràng. Đây là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay giúp chẩn đoán chính xác và dễ dàng các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

ESD (Endoscopic Submucosal Dissection) là một kỹ thuật nội soi can thiệp tiên tiến cho phép cắt bỏ các khối ung thư sớm ở niêm mạc ống tiêu hóa, hay gặp nhất ở thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng mà không cần phẫu thuật mở.

Theo một nghiên cứu năm 2014, tỉ lệ sống sau 5 năm của ung thư dạ dày sớm khi dùng phương pháp cắt tách dưới niêm mạc dạ dày ESD là tương đương với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Ngay cả khi ung thư dạ dày típ kém biệt hóa thì tỉ lệ sống sau 5 năm cũng đạt 93-96%.

Kỹ thuật nội soi can can thiệp ESD được tiến hành hành qua nội soi tiêu hóa với thuốc gây mê. Toàn bộ vùng tổn thương được tách và cắt đến dưới niêm mạc bằng các dụng cụ chuyên dụng và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để đánh giá lại ranh giới rìa tổn thương, mức độ xâm lấn của ung thư ung thư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư đường tiêu hóa như gene di truyền, tuổi tác, ô nhiễm môi trường, lối sống, chế độ ăn uống... Trong đó, những thói quen gây bệnh hàng đầu là uống rượu thường xuyên gây bỏng niêm mạc đường tiêu hóa, ăn nhiều thịt đỏ, ít ăn rau, ăn thực phẩm muối mặn lâu ngày như cà, dưa muối, ăn thực phẩm cháy sém, thịt nướng, đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.

Nhóm có nguy cơ cao là người có bệnh lý viêm loét đại tràng chảy máu mạn tính, đa polyp đại tràng, tiền sử gia đình có người ung thư đường tiêu hóa, người bị viêm loét dạ dày mạn tính, đặc biệt viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Người béo phì, trào ngược dạ dày thực quản đều có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa.

Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhưng không được điều trị đúng, bệnh trở thành mạn tính được đánh giá có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Khối u (polyp) lành tính nếu không cắt bỏ sớm, để lâu ngày cũng dễ chuyển sang ác tính.

Bác sĩ cho biết khi có những dấu hiệu như giảm cân không rõ nguyên nhân, đầy hơi, hơi thở có mùi, thay đổi thói quen đi đại tiện, cần đến bệnh viện khám ngay.

Theo bác sĩ Khánh, nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao hàng ngày. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong món ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Bổ sung nhiều rau quả, thực phẩm giàu chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa như trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím...

Hạn chế dùng đồ nhựa để đựng, che phủ thức ăn, đặc biệt là không dùng đồ nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Tránh thuốc lá và rượu bia.

Đặc biệt, nên thận trọng với tất cả cơn đau ở hệ tiêu hóa. Không tự ý dùng thuốc tiêu hóa, không kéo dài quá trình bệnh lý tiêu hóa mà không biết rõ ràng nguyên nhân và nên đi khám để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.




Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người đàn ông Quảng Ninh phát hiện ung thư ống tiêu hóa sớm nhờ điều này
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO