Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn

11/10/2020 10:09

Lũ về cũng là lúc đông đảo người dân Quảng Nam đổ ra bờ ruộng hay men theo những tuyến đường liên thôn để bắt cá.

Sáng 10/10, ở một số vùng trũng thấp thuộc các huyện Đại Lộc, Hội An, Duy Xuyên… nước bắt đầu lên trở lại do ảnh hưởng mưa to và các hồ thủy điện bắt đầu xả lũ. Đến trưa, mực nước trên các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ đang dâng cao.

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 1

Sáng 10/10, Hội An mưa rất to và ảnh hưởng từ thủy điện xả lũ, nước đã lên trở lại tràn vào phố cổ

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 2

Lượng lớn lục bình theo dòng nước lũ đổ về làm tắt nghẽn tại cầu An Hội (Hội An), các lực lượng vất vả khơi thông

Dự báo trong 6 đến 12h tới, mực nước lũ trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa sẽ lên mức 8,7m (dưới báo động III: 0,3m); trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy: 6,5m (ở mức báo động I); tại Câu Lâu: 2,2m (trên báo động II: 0,2m); tại Hội An: 1,45m (dưới báo động II: 0,05m). Trên sông Tam Kỳ tại Tam Kỳ: 1,9m (trên báo động I: 0,2m).

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 3

Tại chợ Hà Tân (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc) nước dâng cao

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 4

Nước tràn vào nhà người dân ở vùng trũng thấp huyện Đại Lộc

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 5

Mưa to kèm theo việc xả lũ từ hồ thủy điện khiến nhiều tuyến đường tại huyện Duy Xuyên bắt đầu ngập trở lại, người dân rất vất vả di chuyển

Trước tình hình mưa lớn trở lại, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủy điện A Vương thực hiện vận hành đưa mực nước hồ về cao trình 370m; thủy điện Sông Bung 4 thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ về cao trình 216m; thủy điện Đắk Mi 4 thực hiện vận hành đưa mực nước hồ về cao trình 251,5m.

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 6
Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 7

Tranh thủ lũ về, nhiều người dân mang các dụng cụ ra dọc đường liên thôn hoặc bờ ruộng để đánh bắt cá

Tranh thủ lũ về hạ du, người dân Quảng Nam mang cần câu, lưới, rớ đến ven các đồng ruộng hoặc bờ kênh, ven các tuyến đường bê tông liên thôn… để bắt cá. Người bắt cá vì thú vui mỗi mùa lũ về, người mong thêm chút tôm cá cải thiện bữa ăn hoặc kiếm chút tiền trang trải hằng ngày.

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 8
Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 9

Nhiều người đánh bắt để cải thiện bữa ăn mùa lũ hoặc bán lấy ít tiền chi tiêu chợ búa

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 10

Nhiều người liều lĩnh trầm mình hàng giờ dưới dòng nước sâu

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 11

Lũ về mang theo bao nỗi khó khăn, vất vả, nhưng kèm theo đó là lượng lớn cá tôm giúp nhiều người có thêm chút thu nhập vượt qua mùa lũ

Nhiều người bất chấp dòng nước chảy xiết, ngâm mình dưới mưa hàng giờ để bắt cá. “Đây cũng là một thú vui ngày lũ của anh em tôi, cá bắt được tuy không nhiều nhưng mọi người vẫn cứ thích được chính tay bắt cá”, anh Võ Văn Hải (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên), một người bắt cá cho biết. Anh Hải cho hay mồi để bắt cá thường là cám gạo rang chín.

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 12

Muốn có cá to phải đánh đáy, chèo thuyền ra giữa dòng nước rất nguy hiểm, còn gần bờ đa phần cá nhỏ

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 13

Nhiều người còn tranh thủ đánh cá đêm khi nước từ thượng nguồn đổ về

Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn - 14

Nhiều đám cưới gặp đúng ngày mưa lũ đã có những tình huống dở khóc dở cười, có trường hợp nhà trai đón dâu không được phải ngồi quán cà phê chờ nhà gái tìm cách vượt lũ

Nhiều người đánh liều ngâm mình dưới dòng nước lũ để đánh cá. “May mắn lắm mới đánh được cá to, chứ đánh cá theo hình thức kéo rớ này đa phần chỉ được những chú cá nhỏ”, ông Lê Chín (xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn) chia sẻ và cho hay cá đánh được không mang bán mà để dành cho gia đình cải thiện bữa ăn ngày lũ.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người dân đổ ra đường giăng lưới bắt cá giữa lũ lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO