Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!

13/10/2021 10:54

Nhiều thói quen ăn cơm sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng hiệu quả. Ăn cơm hàng ngày còn giúp ngăn ngừa ung thư, phòng chống bệnh Alzheimer, kiểm soát huyết áp...

Tuy nhiên, nhiều thói quen ăn cơm sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ cho sức khoẻ.

Vo gạo quá kỹ

Khi vo gạo, nếu vo quá kỹ sẽ khiến cho lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo bị trôi mất, làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng quý giá của hạt gạo.

Để thưởng thức bát cơm ngọt bùi, giàu dinh dưỡng, tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn mà thôi.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-1

Ăn cơm nguội

Cơm là thực phẩm giàu dưỡng chất, tinh bột, đường nên rất dễ nhiễm khuẩn mà cụ thể là khi để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển.

Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-2

Ăn cơm chan canh

Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-3

Ăn quá nhiều cơm

Trong cơm chứa nhiều đường. Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc đái tháo đường…

Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-4

Chỉ ăn cơm, quên ăn rau củ

Cơm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cơm cùng rau củ đẩy lùi cảm giác thèm ăn ngăn chặn béo phì.

Đồng thời trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây đái tháo đường, chất xơ từ rau củ rất hữu ích trong việc tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu.

Do đó, khi cơ thể nạp tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực. Từ đó, hạn chế các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-5

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng.

Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-6

Uống trà trong và sau bữa ăn

Nhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ăn luôn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa... tuy nhiên điều này lại là một sai lầm.

Nước trà sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là việc hấp thụ sắt.

Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!-7

Mase (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày nào cũng ăn cơm nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO