Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước

Phạm Nghĩa| 19/09/2021 11:21

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do "súp độc" nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó

Trang tin khoa học Phys.org (Anh) ngày 17-9 cảnh báo cuộc đại tuyệt chủng suýt xoá sổ Trái đất cuối kỷ Permi có thể lặp lại. Cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi có liên quan tới lượng khí thải nhà kính khổng lồ, nhiệt độ Trái đất tăng cao khiến hầu hết loài động vật trên đất liền và dưới đại dương biến mất.

Một nghiên cứu do các giáo sư Tracy Frank và Chris Fielding dẫn đầu đã xác định được một trong những nguyên nhân gây ra cuộc đại tuyệt chủng nói trên: sự bùng nổ các loài vi khuẩn độc hại biến không khí và nguồn nước thành một món "súp độc", giết chết các loài động vật.

Ngăn chặn súp độc gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước - Ảnh 1.

Sự kiện tảo nở hoa giết chết nhiều loài động vật thuỷ sinh. Ảnh: Phys.org

Trong một hệ sinh thái lành mạnh, tảo và vi khuẩn lam thải ra oxy cung cấp cho động vật thuỷ sinh. Nhưng khi số lượng tảo và vi khuẩn lam vượt tầm kiểm soát, chúng sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, thậm chí giải phóng độc tố.

Bằng cách nghiên cứu hóa thạch, trầm tích và nguồn gốc hóa học của đá gần TP Sydney - Úc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kiện tảo nở hoa đã xảy ra trong cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi.

"Súp độc" càng phát triển mạnh nếu được 3 yếu tố hỗ trợ, bao gồm lượng khí thải nhà kính, nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng dồi dào. Các vụ phun trào núi lửa góp phần thúc đẩy hai yếu tố đầu tiên, trong khi nạn phá rừng thúc đẩy yếu tố thứ ba. Khi cây cối bị quét sạch, các loại đất trôi xuống sông, hồ, cung cấp tất cả chất dinh dưỡng cần thiết để vi khuẩn phát triển.

Theo GS Frank, hiện nay, chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều loại tảo độc hại trong sông, hồ liên quan đến nhiệt độ gia tăng và những thay đổi trong quần thể thực vật đóng góp dinh dưỡng cho môi trường nước ngọt.

Biến đổi khí hậu kết hợp với ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu là từ nông nghiệp và nạn phá rừng, làm cho tảo độc phát triển mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm sự gia tăng nhiệt độ ở cuối kỷ Permi trùng với sự gia tăng các đám cháy rừng. Và bây giờ, các đám cháy rừng nghiêm trọng như ở bang California - Mỹ ngày càng phổ biến. Đây là những triệu chứng rõ ràng của một hệ sinh thái không cân bằng.

Tuy nhiên, không giống như các cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ, con người ngày nay có thể ngăn chặn tảo độc bằng cách giữ cho nguồn nước sạch sẽ và kiểm soát lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn một cuộc đại tuyệt chủng tương tự.

Nổi bật Việt Báo
  • Israel bắt đầu tấn công Iran, nổ lớn ở sân bay Isfahan
    Một quan chức Mỹ cho hay, sáng sớm nay (19/4) Israel đã phóng một loạt tên lửa vào Iran nhằm trả đũa việc Tehran phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel đêm 13/4.
  • Barcelona bị phạt nặng vì người hâm mộ
    CLB Barcelona được cho là đã bị phạt tiền và cấm bán vé một trận đấu vì "hành vi phân biệt chủng tộc" của người hâm mộ đối với PSG.
  • Thêm 3.000 người bị lừa tiền vì khao khát gặp Taylor Swift
    Một ngân hàng tại Anh cho biết có thêm 600 người trình báo bị lừa tiền khi mua vé The Eras Tour. Tổng số nạn nhân bị lừa vì muốn gặp mặt Taylor Swift lên đến hơn 3.000 người.
  • Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024: U23 Indonesia thắng sốc trước U23 Australia
    Tiếp nối U23 Thái Lan, U23 Indonesia đánh bại U23 Australia. Thủ thành ERNADO ARI chơi rất tốt ở trận đấu này khi cản phá thành công cú sút 11m và cản phá được nhiều pha tấn công của U23 Australia giữ sạch lưới cho U23 Indonesia.
  • Liệu có lãng phí?
    Sử dụng những quả tên lửa trị giá hàng triệu USD để tiêu diệt máy bay không người lái (UAV) vũ trang có giá 20.000USD của lực lượng Houthi trong chiến dịch bảo vệ tàu thương mại đi qua Biển Đỏ. Đây là trăn trở của giới chức quân sự phương Tây khi cho rằng điều này quá lãng phí.
Đừng bỏ lỡ
Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO