Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN| 20/01/2023 22:59

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?
Philippe Troussier nhiều kinh nghiệm khi đã bắt đầu công tác huấn luyện từ năm 1983. Ảnh: My Football

Philippe Troussier đáp ứng các tiêu chí

Người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang nóng lòng chờ danh tính của huấn luyện viên sẽ thay thế vị trí của Park Hang-seo ở đội tuyển quốc gia. Sau ngày 31.1 tới, huấn luyện viên người Hàn Quốc sẽ chính thức kết thúc hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).

Công việc của thầy Park đã khép lại sau AFF Cup 2022 và vài ngày qua đã có tin tức về việc VFF bắt đầu đàm phán với ông Philippe Troussier. Một người quen…

Trên thực tế, danh sách các ứng viên muốn làm việc với bóng đá Việt Nam trong giai đoạn tới là khá dài. Có cả những cái tên quen thuộc như Lee Young-jin, Gong Oh-kyun hay Kiatisak Senamuang, hay cả những tên tuổi lớn đến từ Châu Âu như Robert Prosinecki, Dragan Skocic, Marc Wilmots, Javier Clemente, Bozidar Bandovic.

Trong số này, Bandovic đã đến Việt Nam nhưng là để ký hợp đồng với Hà Nội FC. VFF đã loại bỏ khả năng về các ông Lee, Gong và Kiatisak, trong khi cũng không đề cập đến những tên tuổi kể trên. Có lẽ một phần quan trọng là tiền lương.

Trong kế hoạch tìm kiếm người thay Park Hang-seo, có 3 tiêu chí quan trọng mà VFF đưa ra. Đó là có kinh nghiệm dẫn dắt một đội tuyển tham dự World Cup, hiểu biết về bóng đá Châu Á và ưu tiên những người có kiến thức về bóng đá Việt Nam.

Rõ ràng, Troussier đáp ứng được cả 3 điều kiện này. Ông từng làm Giám đốc kỹ thuật tại Trung tâm đào tạo bóng đá PVF và huấn luyện viên đội U19 Việt Nam từ 2019 đến 2021.

Huấn luyện viên người Pháp đã có 4 năm làm việc với bóng đá Việt Nam. Ảnh: VFF
Huấn luyện viên người Pháp đã có 3 năm làm việc với bóng đá Việt Nam. Ảnh: VFF

Ông hiểu bóng đá Châu Á khi làm việc với một số đội tuyển cũng như các câu lạc bộ. Và đặc biệt, ông cũng từng dẫn dắt 2 đội tuyển Nam Phi và Nhật Bản tại World Cup.

Khi mục tiêu của bóng đá Việt Nam là giành vé dự World Cup 2026 hoặc World Cup 2030, việc huấn luyện viên người Pháp đáp ứng được các tiêu chí có thể coi là tin vui để hy vọng đội tuyển bước thêm một bước trên nấc thang trình độ.

Nhưng…

Tuy vậy, cũng sẽ phải lưu ý rằng, muốn đến World Cup thì phải qua quá trình vòng loại. Mà Troussier chưa từng giúp đội bóng nào vượt qua vòng loại.

Trong những năm 1990 của thế kỷ trước, ông đến Châu Phi và tạo danh tiếng ở đây với biệt danh “Phù thủy trắng”. Nhưng thực tế là ông không giúp đội tuyển Bờ Biển Ngà vượt qua vòng loại World Cup 1994.

Đến Nigeria, tuy đội tuyển quốc gia nước này vượt qua vòng loại World Cup 1998 nhưng Troussier chỉ dẫn dắt 4 trận.

Ông cùng đội tuyển Nam Phi dự World Cup 1998 nhưng thực tế, người đưa họ đến vòng chung kết tại Pháp là Jomo Sono.

Troussier thành công với đội tuyển Nhật Bản ở World Cup 2002 nhờ làm việc với các đội trẻ trong thời gian trước đó. Ảnh: JFA
Troussier thành công với đội tuyển Nhật Bản ở World Cup 2002 nhờ làm việc với các đội trẻ trong thời gian trước đó. Ảnh: JFA

Cũng trong năm 1998, Nhật Bản chọn Troussier thế chỗ Takeshi Okada với mục tiêu cải thiện thành tích sau World Cup ở Pháp. Tuy nhiên, sau khởi đầu không tốt với thất bại tại Copa America 1999, truyền thông Nhật Bản phản ứng khá tiêu cực, dẫn đến việc ông chuyển hướng sang dẫn dắt các đội U20 (tại Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 1999 - á quân) và U23 (tại Olympic 2000 - vào tứ kết).

Phần lớn đội hình làm việc với ông được triệu tập tham dự Asian Cup 2000 và giành chức vô địch. Với thành công đó, Troussier tự tin bước vào World Cup 2022 và dẫn dắt Nhật Bản lọt vào vòng 16 đội, thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá quốc gia này.

Tất nhiên, cũng nên nhớ, Nhật Bản tham dự với tư cách đồng chủ nhà nên không phải đá vòng loại.

Năm 2003, Troussier được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Qatar với hy vọng lặp lại thành công như đã có với Nhật Bản. Ban đầu, triều đại của ông diễn ra suôn sẻ với chiến dịch vòng loại Asian Cup 2004 thành công. Ông tiếp tục chiến lược sử dụng cầu thủ trẻ trung cũng như một số cầu thủ nhập tịch.

Thế nhưng, Qatar gây thất vọng ở vòng chung kết – xếp cuối bảng, và khi khởi đầu đáng thất vọng tại vòng loại World Cup 2006, Troussier đã bị sa thải.

Ông cũng có một giai đoạn ngắn dẫn dắt đội tuyển Maroc nhưng chia tay sau 2 tháng vì không cùng quan điểm với lãnh đạo Liên đoàn bóng đá nước này.

Với những thông tin này, nếu VFF quyết định chọn Troussier, cách ông làm việc tại Nhật Bản có thể là một phương án, nhất là khi ông đã làm quen với bóng đá trẻ Việt Nam.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO