Mùa đông Hà Nội trong nhạc Phú Quang: Thứ tình yêu không thể ly dị!

An Nhiên| 08/12/2021 15:12

Không ngoa khi nói âm nhạc của Phú Quang là Hà Nội, là đặc sản dành cho những người yêu nhạc và của cả những ai sống ở thủ đô. Với Phú Quang, ông gọi đó là “bổn phận”, là thứ “tình yêu không thể ly dị”.

Tôi yêu Hà Nội cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác. Tôi viết nhiều về Hà Nội vì rất đơn giản thôi, tôi coi Hà Nội là quê hương, thì bao giờ, cả với tôi hay bất kỳ người nào viết về quê hương của mình đều rất trìu mến và sâu sắc. Tôi viết để trả nợ cho mảnh đất quê hương, nơi tôi đã lớn lên, nơi có căn nhà của mẹ cha tôi đã đổ sập sau những trận bom B52, nơi đã cùng tôi hoài thai lên những ước mơ của tuổi trẻ, nơi tôi đã ra đi, đã đau đáu nhớ thương và đã trở về…”, cố nhạc sĩ Phú Quang từng kể về tình yêu của ông dành cho Hà Nội.

nsoq.jpeg
Âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với Hà Nội

Và tình yêu ấy được ông gửi trọn vào âm nhạc với hơn 600 ca khúc chủ yếu viết về Hà Nội: Em ơi Hà Nội phố, Biển, nỗi nhớ và em, Hà Nội ngày trở về, Mùa thu và em, Im lặng đêm Hà Nội, Dương cầm lạnh, Mơ về nơi xa lắm, Đâu phải bởi mùa Thu, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Heo may, Tình khúc 24, Gửi đôi mắt, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Thương lắm tóc dài ơi

nhiều người ví von nhạc sĩ Phú Quang tạc lại dáng hình và linh hồn Hà Nội bằng âm nhạc.

Một hình dung về Hà Nội với phố cổ, tiếng dương cầm, gió heo may, gió mùa đông bắc, hoa sữa, cây bàng, nóc nhà thờ... tạo nên sự trầm mặc, nên thơ.

Và Hà Nội của Phú Quang hiện lên trong âm nhạc mang tính tĩnh lặng, lãng đãng mơ hồ, của tình yêu giữa các chàng trai, cô gái mới lớn.

nspq.jpeg
Ông tuyên bố tình yêu với Hà Nội "không thể ly dị được"

Không phải mùa thu, chớm đông mới là nguồn cảm hứng của cố nhạc sĩ Phú Quang. Ông từng nói đó là quãng thời gian đẹp nhất, và ai đã cảm nhận được vẻ đẹp của khoảnh khắc đó thì không thể nào quên.

điều đó được ông khắc hoạ trong từng câu hát: "Dường như ai đi ngang cửa gió mùa đông bắc se lòng/Chiếc lá thu vàng đã rụng/Chiều nay cũng bỏ ta đi" (ca khúc Nỗi nhớ mùa đông), "Một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội run run heo may" (Mơ về nơi xa lắm).

Phú Quang chọn những câu thơ hay nhất của Phan Vũ, kết hợp với sự rung cảm của bản thân để làm nên ca khúc Em ơi Hà Nội phốTa còn em mùi hoàng lan/Ta còn em mùi hoa sữa/Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ/Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm/Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông/Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông/Mảnh trăng mồ côi mùa đông/Mùa đông năm ấy.

pqu2(1).jpeg
Ông nổi tiếng phổ thơ và biến nó thành một ca khúc rất riêng

Hà Nội khi đêm về "Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ/Đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương/Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya không gian dạ hương sâu thẳm/Từng tiếng chim đêm khắc khoải vọng về" (trong Im lặng đêm Hà Nội). Và trong màn đêm ấy, chỉ có lời rì rầm với từng góc phố, mái hiên, hàng cây…

Nỗi nhớ về Hà Nội trong những ngày ông sống ở TP. HCM được thể hiện qua ca khúc Hà Nội ngày trở về vớiVội vã trở về, vội vã ra đi/Chẳng thể nào qua hết từng con phố/Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió/Và rêu xanh bên những gốc cây già”. Hay trong Mơ về nơi xa lắm, ông cũng đầy khắc khoải: “Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm/Một Hà Nội ngây ngất nắng/Một Hà Nội run run heo may/Dạ khúc đêm nay/Một mình em/Một mình ta/Tiếng lá rơi/Vô tình bên khung cửa/Em bơ vơ/Ta thẫn thờ mong nhớ…”.

Nhưng Hà Nội không chỉ có sự trầm mặc, cổ kính, lãng mạn mà ở đó còn là nỗi buồn của tình yêu tan vỡ, của những mối tình không thể nào phai dấu. Nhưng nhạc sĩ Phú Quang từng phủ nhận tình yêu cá nhân, bởi ông có đến mấy trăm ca khúc nếu mỗi ca khúc đều viết về một em thì tôi thành xác ve à".

pqh(1).gif
Và nhạc của ông mãi còn sống cùng Hà Nội

Khi đi xa Hà Nội, ông càng yêu thêm thủ đô: “Tôi có lúc ghen tỵ với những người Hà Nội vì họ không phải đem theo nỗi nhớ Hà Nội ra đi. Nhưng sau này tôi mới hiểu, chỉ đi xa, mình mới hiểu mình yêu đất ấy như thế nào”. Và tình yêu lớn lao ấy khiến ông tuyên bố: “Tình yêu giữa tôi với Hà Nội là một thứ tình yêu không thể ly dị được”. Với Phú Quang, góc nhìn của ông về con người Hà Nội: “Đừng xét nét quá vào vẻ bên ngoài mà phải hiểu từ thẳm sâu bên trong của họ thì thấy họ rất đáng yêu”.

Chính vì lẽ đó mà nhạc của Phú Quang trở thành “đặc sản” của người yêu nhạc, người yêu Hà Nội. Và với ông, tình yêu ấy là bổn phận, là thứ tình yêu “không bao giờ ly dị”.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mùa đông Hà Nội trong nhạc Phú Quang: Thứ tình yêu không thể ly dị!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO