Mắc ung thư vì chủ quan với tình trạng táo bón kéo dài

Minh Nhật| 03/05/2022 07:44

Táo bón kéo dài khiến các chất độc hại không được đào thải kịp thời ra ngoài sẽ kích thích đường ruột, dẫn đến bệnh lý.

Anh Trương, 43 tuổi (người Trung Quốc) có sở thích đặc biệt với món thịt. Anh cũng ít khi tập thể dục nên cơ thể béo phì ở thể nhẹ. Lười ăn rau dẫn đến việc anh Trương bị táo bón kéo dài. Thời gian gần đây, người đàn ông này xuất hiện triệu chứng đau ở bụng và đi ngoài ra máu nên đã đến bệnh viện để thăm khám. Qua thăm khám, bác sĩ xác định anh mắc ung thư trực tràng.

Mắc ung thư vì chủ quan với tình trạng táo bón kéo dài - 1

Theo các chuyên gia, thức ăn đi vào khoang miệng, được nhai và được tiêu hóa trước bởi amylase từ nước bọt, sau đó đi qua thực quản và đến dạ dày. Sau khi dạ dày hấp thụ một lượng nhỏ nước, thức ăn sẽ đến ruột non, trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ nước, glucoza, axit amin, axit béo, vitamin và muối vô cơ… Các chất dinh dưỡng phân tử nhỏ, cặn thức ăn còn lại đến ruột già. Tại đây, ruột già có thể hấp thụ nước, một lượng nhỏ vitamin...

Táo bón là số lần đi nặng giảm, thường ít hơn 3 lần/tuần kèm theo khó đại tiện và phân khô. Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón bao gồm:

  • Ăn ít, hoặc không ăn chất xơ như: rau, trái cây và ngũ cốc hoặc uống ít nước;
  • Do căng thẳng trong công việc hoặc học tập.
  • Cơ bụng và cơ sàn chậu yếu, chẳng hạn như phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai và sinh nở.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật đường ruột.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Người già vận động quá ít, đường ruột ít hoạt động, nhu động ruột yếu, dẫn đến đại tiện khó.
  • Bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe quanh hậu môn…
  • Khối u ruột kết, dính ruột…
  • Bệnh toàn thân: nhiễm độc tiết niệu, đái tháo đường, nhồi máu não, liệt nửa người, giãn cơ ruột, nhu động ruột yếu, đại tiện yếu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: morphin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…

Táo bón lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Táo bón lâu ngày sẽ làm giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh gần hậu môn. Điều này ngược lại sẽ khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Các chất độc hại không được đào thải kịp thời ra ngoài sẽ kích thích đường ruột, dẫn đến bệnh lý như polyp trực tràng. Các polyp trực tràng có thể chuyển thành ác tính dẫn đến ung thư trực tràng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi bị táo bón trong thời gian dài cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng sau này.

Những biện pháp chữa táo bón tại nhà

- Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống nhiều nước hơn.

- Bổ sung lợi khuẩn để điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và giảm táo bón, chẳng hạn như sữa chua uống hoặc men vi sinh.

- Tập thể dục ở cường độ hợp lý, thúc đẩy nhu động ruột.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mắc ung thư vì chủ quan với tình trạng táo bón kéo dài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO