Lạm phát kỷ lục hơn 40 năm, vàng lao dốc xuống dưới ngưỡng nhạy cảm

16/07/2022 15:46

Tuần qua, vàng chứng kiến một cuộc lao dốc mạnh, xuống dưới mốc 1.700 USD/ounce, sau khi số liệu lạm phát của Mỹ được Fed công bố không mấy khả quan.

Thị trường vàng giảm 40 USD vào thứ Năm và trong thời gian ngắn giảm xuống dưới mức 1.700 USD/ounce. Nhiều dự đoán cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khả năng sẽ tăng lãi suất lên 100 điểm cơ bản thay cho 75 điểm cơ bản vào cuộc họp cuối tháng Bảy.

Giá vàng giảm, chạm mức thấp nhất trong 11 tháng vào đầu phiên giao dịch tại Mỹ hôm thứ Năm trong bối cảnh Fed tiếp tục hành động bằng cách mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 24,20 USD xuống 1.711,20 USD.

Nền kinh tế châu Âu có thể đang trong giai đoạn suy thoái, khi tỷ giá EUR/USD trong tuần đạt mức thấp nhất 1 Euro/USD. Các nhà phân tích tại Ngân hàng Quốc gia Canada giải thích rằng, nửa sau của năm 2022 khó có điều kiện thúc đẩy đồng Euro tăng giá, nguyên nhân dẫn đến suy thoái.

Trước diễn biến của USD và giá dầu thô, có lẽ giới đầu cơ nhận thấy giá vàng thế giới đang rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Thế nên, khi giá vàng giao dịch trong vùng 1.740 USD/ounce, họ đã mạnh tay bán ra thu hồi vốn. Giá vàng thế giới buộc phải đi xuống và đến 6h ngày 13/7 giao dịch tại 1.725 USD/ounce.

Theo các chuyên gia, mặc dù vàng được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát, song mức lãi suất cao hơn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với giới đầu tư. Bên cạnh đó, việc đồng USD ở gần mức cao nhất trong 20 năm so với đồng Euro khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Giá vàng đang mất đi sự hấp dẫn sau khi CPI của Mỹ tăng lên 9,1% được công bố vào hôm thứ Năm, khiến vàng giảm hơn 2%, xuống mức thấp nhất gần một năm. Đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá không ngừng và đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách mạnh hơn. Điều này, ảnh hưởng nặng nề đến hàng hóa thanh toán bằng đồng USD.

Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết, mọi chính sách tiền tệ hiện tại đang ưu tiên cho việc chế ngự lạm phát. Hơn nữa, chỉ số giá sản xuất của Mỹ (PPI) được công bố vào thứ Năm đã vượt qua kỳ vọng với một biên độ lớn, điều đó càng khẳng định Fed sẽ mạnh tay hơn trong đối phó với lạm phát. Nhiều dự đoán cho rằng, Fed sẽ nâng lãi suất 100 điểm phần trăm, mức cao lịch sử trong cuộc họp cuối tháng 7. Càng khẳng định, đồng bạc xanh góp phần thúc đẩy dòng chảy ra khỏi vàng của các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng chi phí đi vay tăng nhanh, chiến sự Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn và việc thắt chặt việc đi lại do Covid-19 ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Trên thực tế, các nhà kinh tế của Bank of America dự báo về một "cuộc suy thoái nhẹ" ở Mỹ trong năm nay. Điều này tiếp tục làm ảnh hưởng đến tâm lý sợ rủi ro của nhà đầu tư, thể hiện rõ từ việc bán tháo kéo dài trên thị trường chứng khoán, vàng cũng cùng cảnh cảnh ngộ tương tự khi ghi nhận những đợt bán tháo trong tuần qua.

Các nhà chính sách của Fed đang gồng mình tìm cách để tránh một cuộc tăng lãi suất lên 100 điểm cơ bản trong cuối tháng này. Waller, nhà chính sách của Fed, cho hay đang ủng hộ một đợt tăng 75 điểm cơ bản nữa vào tháng 7, nhưng còn phụ thuộc vào các diễn biến số liệu. Tương tư, nhà chính sách khác của Fed là Bullard cũng ủng hộ tốc độ tăng 75 điểm cơ bản. Những mong đợi của hai nhà chính sách trên sẽ kìm hãm những nhà đầu cơ có ý định găm giữ đồng USD.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lạm phát kỷ lục hơn 40 năm, vàng lao dốc xuống dưới ngưỡng nhạy cảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO