'Đốt tiền' vì 5G, có nên?

Đạt Võ| 18/12/2020 21:25

Việt BáoTốc độ cao, mang tính thực tiễn cao, công nghệ 5G được xem là phù hợp xu hướng thị trường dù tốn kém tiền đầu tư của nhà mạng. Liệu có nên "đốt tiền" vì 5G vẫn là bài toán kinh tế cho các nhà mạng khi triển khai.

Tốc độ lý thuyết lên đến 10Gbps, công nghệ 5G được cho là ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Từ lĩnh vực giao thông thông minh, khám bệnh từ xa, phòng mạch trực tuyến..., đến cả dịch vụ tự động hóa nâng cao, độ trễ thấp và hạ tầng mạnh chính là điều giúp công nghệ 5G đi vào thực tiễn cuộc sống với nhiều tiện ích.

Tại Việt Nam, tín hiệu các nhà mạng thử nghiệm thương mại 5G trong tháng 12 được cho là một điểm nhấn quan trọng, khi mà hạ tầng giờ đã chuẩn bị sẵn sàng mở đường cho thiết bị.

Đáng lưu ý, tốc độ công nghệ 5G được các nhà mạng triển khai thử nghiệm rất khả thi, hơn 1Gbps cho VinaPhone. Tốc độ ghi nhận 1,7Gbps cho mạng MobiFone tại TP.HCM, cao hơn con số 600 Mbps của Viettel khi thử nghiệm tại Hà Nội.

Công nghệ 5G đã được 3 nhà mạng MobiFone, Viettel, VinaPhone thử nghiệm thương mại. Ảnh: Minh Nguyễn.

Việc triển khai công nghệ 5G dù được cho là tốn kém với nhà mạng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần nhìn nhận một cách công bằng cho nỗ lực của nhà cung cấp viễn thông với trách nhiệm xã hội.

Theo dự báo, khả năng thương mại hóa mạng 5G sẽ diễn ra từ 2023 - 2025, đây cũng là thời điểm tốt để công nghệ này phát huy thế mạnh. Với tình hình của Việt Nam, các nhà mạng Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đến phổ cập 5G vào thời điểm đó. Vì thế, sự đầu tư là không hề lãng phí tài nguyên giai đoạn này.

Khi hệ sinh thái 5G được mở rộng với hàng loạt ứng dụng vào đời sống. Trong viễn cảnh 5 năm tới, điều này sẽ giúp khách hàng lẫn cơ quan quản lý thuận tiện hơn cho việc đưa nhiều tiện ích phục vụ dân sinh. Và công nghệ 5G được cho là góp phần làm nên thành công đó. Vì thế, dẫu có "đầu tư đốt tiền" như hôm nay, cũng là xứng đáng vì mục tiêu dài hạn tầm nhìn.
Công nghệ 5G đã được cung cấp tại Hà Nội. Ảnh: Diệu Linh.


Ngoài ra, việc tốn kém cho 5G cũng có thể được cân đo đong đếm bằng trái ngọt. Nhờ khả năng kết nối tới 1 triệu thiết bị trong cùng phạm vi, điều này giúp người dùng thuận tiện hơn khi thông tin liên lạc, và quan trọng và giảm nghẽn khá nhiều. Điều dễ thấy khi nâng cấp từ 3G lên 4G trong vài năm trước.

"Chúng tôi mong muốn công nghệ 5G giờ đã thành hiện thực cho khách hàng thay cho lời nói. Tất nhiên, bài toán kinh tế sẽ vẫn đảm bảo khi được cung cấp đại trà", đại diện một nhà mạng chia sẻ.

Với tầm nhìn dài hạn 5 năm hay 10 năm như 4G, việc "đốt tiền" cho 5G được xem là bài toán nan giải cho các nhà mạng. Nhưng với những gì mà kinh nghiệm nhà mạng tích lũy có được, bài toán này cũng đơn giản giải quyết khi muốn phổ cập 5G.

Công nghệ 5G có mặt sớm tại Việt Nam không chỉ giúp ghi tên bản đồ thế giới, mà còn được xem là một điều tự hào khi nhiều nước phát triển vẫn chưa thử nghiệm công nghệ này. Đây chính là thế mạnh để viễn thông Việt Nam tiến xa hơn trong thời gian tới.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
'Đốt tiền' vì 5G, có nên?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO