Không phải cứ nói đến chất phụ gia thực phẩm là nghĩ rằng nó xấu

My Hân(Nguồn: Zing News)| 19/11/2021 10:41

Khi nghe đến cụm từ “phụ gia thực phẩm”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hoá chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và có cái nhìn tiêu cực về thành phần này.

Hiện nay, nhiều người lo ngại việc sử dụng các thực phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải là tất cả các loại phụ gia đều có hại, nếu suy nghĩ tích cực và được sử dụng đúng cách, chúng có thể giúp phát huy nhiều lợi ích của các món ăn và thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày.

Hiểu như thế nào là phụ gia thực phẩm?

Phụ gia thực phẩm là các thành phần được cho vào thực phẩm với mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến để tạo màu, tạo hương vị,… tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Gần gũi nhất chính là các loại gia vị cơ bản, quen thuộc như muối, đường, giấm, bột ngọt... luôn có sẵn trong căn bếp của chúng ta, cũng được gọi là phụ gia thực phẩm.

Cũng như từ lâu, người ta đã sử dụng các gia vị vào mục đích giúp bảo quản thực phẩm. Ví dụ: muối đã được sử dụng để ướp cá, thịt khi phơi khô, xông khói hay giấm dùng để lên men chua các loại rau củ.

Kế đến, là các chất phụ gia tạo màu có nguồn gốc từ thiên nhiên như màu nghệ, màu lá dứa, màu lá cẩm… Hoặc các loại enzymes dùng để sản xuất ra sữa chua cũng là một loại chất phụ gia được tổng hợp từ vi sinh vật. Đôi khi còn là các vitamin được cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng.

Không phải cứ nói đến chất phụ gia thực phẩm là nghĩ rằng nó xấu - 1

Các phụ gia trong cuộc sống

Với sự phát triển vượt bậc về nông nghiệp và công nghiệp qua từng thế kỷ, sản lượng nguyên liệu, thực phẩm ngày càng tăng cao, thậm chí vượt trên cả nhu cầu sử dụng ngay trong một thời điểm của con người, đòi hỏi phải có thêm các phương pháp xử lý, chế biến, bảo quản để có thể kéo dài thời gian sử dụng mà không bị lãng phí, thậm chí còn phải đáp ứng thêm về an toàn vệ sinh…, do vậy đã có sự xuất hiện của các phụ gia thực phẩm được nghiên cứu và cải tiến đa dạng, phong phú hơn từ nguồn gốc tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học.

Phụ gia thực phẩm có phải vấn đề đáng lo lắng?

Chúng ta cần hiểu rõ, để được phép sử dụng trong thực phẩm, các chất phụ gia phải được nghiên cứu sâu, rộng và chứng minh về tính an toàn.

Ủy Ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Codex Quốc Tế (Codex Alimentarius Commission - CAC) đã có quy định Danh mục phụ gia thực phẩm, được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người, hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, tại các quốc gia phát triển, cơ quan quản lý cũng kiểm soát chặt chẽ dựa trên các quy định của mình, cụ thể ở Việt Nam có “Quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm” kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

Không phải cứ nói đến chất phụ gia thực phẩm là nghĩ rằng nó xấu - 2

Thành phần trên bao bì của thực phẩm luôn ghi rõ.

Theo các chuyên gia, nếu các chất phụ gia được sử dụng đúng quy định về loại phụ gia, giới hạn hàm lượng an toàn thì cơ thể sẽ tự động đào thải các chất này ra ngoài mà không gây nên các biến đổi bất thường hay ung thư. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người có cơ địa đặc biệt, phản ứng quá nhạy cảm của với một hoặc một số phụ gia ngay cả khi nó được sử dụng ở mức an toàn.Vì vậy, cần hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân và đọc kỹ thành phần trên bao bì của thực phẩm để cân nhắc trước khi sử dụng.

My Hân(Nguồn: Zing News)
Bài liên quan
  • Công dụng giảm cân bất ngờ của 4 thực phẩm làm từ sữa
    Nhiều người lo ngại thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, sữa tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và protein, giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, tăng khối lượng cơ nạc và có thể là một phần của chế độ ăn kiêng giảm cân.
  • 2 mẹo ăn sữa chua giúp giảm táo bón, hỗ trợ giảm cân
    Vi khuẩn đường ruột có liên quan chặt chẽ đến quá trình trao đổi chất và có tác dụng đối với sức khỏe đường ruột như giúp nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Dưới đây là 2 mẹo ăn sữa chua giúp giảm táo bón, hỗ trợ giảm cân.
  • 3 loại trái cây giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa, trao đổi chất
    Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ lượng nitrit dư thừa và cho phép các gốc tự do được bài tiết ra khỏi cơ thể một cách trơn tru, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người. Do đó, chúng ta cần bổ sung một số loại trái cây để cải thiện khả năng chống oxy hóa, trao đổi chất.
  • Củ cải đường có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường
    Theo trang Healthshots, củ cải đường có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là những lợi ích của việc ăn củ cải đường đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Loại rau rẻ tiền giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ giảm cân
    Rau đay có tên khoa học là Corchorus Olitorius. Rau đay có những thành phần giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ giảm cân với nhiều cách chế biến đơn giản.
  • Mẹo massage giúp giảm mỡ nội tạng, giảm cân nhanh
    Lý do khiến nhiều người không thể giảm cân là do mỡ nội tạng. Chỉ bằng cách điều chỉnh chức năng của các cơ quan nội tạng và cải thiện quá trình trao đổi chất thì mới có thể giảm cân nhanh chóng. Do đó, ngoài duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể sử dụng 2 phương pháp massage dưới đây.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Không phải cứ nói đến chất phụ gia thực phẩm là nghĩ rằng nó xấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO