Hướng dẫn dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất

29/09/2022 14:44

Tiếng Việt nổi tiếng là khó học với câu truyền miệng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” mà hầu như ai cũng biết. Chính vì vậy, việc dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt cũng chưa bao giờ dễ dàng với các bậc cha mẹ trên con đường nuôi dạy con cái.

Học chữ cái tiếng Việt gần như là yêu cầu bắt buộc của mỗi đứa trẻ trước khi bước vào môi trường tiểu học, thậm chí vào lớp 1 nhiều bé đã được dạy đọc thông viết thạo. Do đó, rất nhiều gia đình đã dần cho bé làm quen và với bảng chữ cái từ rất sớm khi còn đang tuổi đi mẫu giáo.

Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể tiếp thu một cách nhanh chóng, học bảng chữ cái nhanh thuộc. Vậy phương pháp nào giúp cha mẹ dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất? Tintuconline mời độc giả tham khảo một số phương pháp hữu ích sau đây:

Hướng dẫn dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất-1

1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

Nếu chỉ học mỗi chữ cái thì sẽ nhàm chán, trẻ dễ lười học, vì thế các ba mẹ có thể tìm những cuốn sách mà bảng chữ cái gắn với những hình ảnh sinh động, màu sắc và bằng cách dạy từng chữ kết hợp chỉ tay vào hình ảnh. Màu sắc kèm hình ảnh bên cạnh chữ cái đó sẽ giúp bé dễ nhận biết hơn bởi trẻ thường bị thu hút và vô cùng thích thú với những màu sắc, tranh ảnh.

Khi đi ra đường hay siêu thị, cửa hàng... bố mẹ cũng có thể chỉ cho con những chữ cái có trong môi trường xung quanh xuất hiện trên các đồ vật như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Biện pháp này còn giúp trẻ nhớ nhanh và lâu nhờ sự liên tưởng hình ảnh, kích thích thị giác và khả năng ghi nhớ của bé. Tuy nhiên, ba mẹ cần dành thời gian để vừa tìm những hình ảnh đơn giản hóa vừa phù hợp với chữ cái để trẻ dễ nhớ.

2.  Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu” 

Cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi ngay từ khi còn nhỏ,khi bé tự trả lời bé sẽ nhớ lâu hơn là nghe cha mẹ nói hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ khi đi siêu thị mua bột giặt,mẹ sẽ hỏi bé trên gói bột giặt này con thấy chữ gì hay con chỉ cho mẹ xem đâu là chữ M, đâu là chữ O; cho bé xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe…

Như vậy, bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.

Theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019 bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Trong đó bao gồm:
•    12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
•    17 phụ âm đầu đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
•    3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ.
•    9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.
•    1 phụ âm đầu ghép 3 chữ: ngh.
Phân loại bảng chữ cái trong tiếng Việt:
Các chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt đều có 2 cách viết: Chữ in thường và chữ in hoa.
•    Kiểu viết in nhỏ được gọi là chữ thường hay chữ in thường.
•    Chữ viết in lớn được gọi là chữ hoa hay chữ in hoa.

3. Học bảng chữ cái thông qua “Vừa đọc, vừa viết”

Ưu điểm của phương pháp này là kích thích trí não giúp trẻ nhớ lâu hơn bởi vừa đọc vừa viết giống như “học đi đôi với hành”. Vì thế, các ba mẹ hãy cho trẻ đánh vần chữ cái đó ra và ghi lại, sau khi đã học xong chữ cái đó, mẹ có thể kiểm tra lại và chuyển sang học chữ khác.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ đòi hỏi ba mẹ cần kiên nhẫn dành thời gian để dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt. Chúng ta có thể biến thời gian học tập thành những khoảnh khắc vui vẻ, đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe để bé dần yêu thích các con chữ hơn.

Hướng dẫn dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất-2

4. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn khi dạy bảng chữ cái cho trẻ

Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Khi con phát âm sai, đừng la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con,trẻ sợ sai sẽ không dám đọc nữa,dù phát âm chưa chuẩn thì hãy cho con đọc để sửa lại

Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.để dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc

5. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản, sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước,khi bé đã nhận biết được rồi thì việc đọc văn bản hoặc trên sách với bé sẽ dễ dàng hơn. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

6. Đọc sách cho con nghe hàng ngày

Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho con, hãy cố gắng tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp con hiểu hơn những gì con được nghe.

Mặt khác, các bậc phụ huynh hãy luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn đến đâu thì cũng hãy cho con thấy mình đang đọc sách mỗi ngày, dần dần trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.

7. Dạy bé học chữ cái tiếng Việt qua bài hát thiếu nhi

Hướng dẫn bé học chữ cái qua các bài hát thiếu nhi cũng là một cách đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì thế sẽ giúp trẻ nhớ lâu nhưng không làm cho bé cảm thấy quá khô khan hay nhàm chán.

Hơn nữa, âm nhạc giúp tư duy trẻ phát triển ngôn ngữ, học chữ tốt hơn. Những ca từ, nhịp điệu sẽ dễ dàng đi vào nhận thức và giúp việc học trở nên dễ dàng hơn. Nhưng không phải bài hát nào cũng tốt, hãy luôn quan sát và cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi phù hợp với độ tuổi của con.

Hướng dẫn dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất-3

8. Rèn luyện cho bé có thói quen học tập từ nhỏ

Để giúp việc học tập của bé trở nên cải thiện, ba mẹ hãy bắt đầu tập cho bé những thói quen cơ bản như việc: Kiên trì, tập trung. Bên cạnh đó, tạo cho trẻ sự hứng thú khi học chữ, chẳng hạn cho bé chơi các trò chơi về sắp xếp chữ cái, trang trí bảng chữ cái tiếng Việt, tạo một góc học tập mà bé thích,...

Với phương pháp này mang lại ưu điểm tối ưu như: Tạo thói quen cho bé học tập nghiêm túc, có thể  quản lý thời gian cá nhân, giúp việc dạy con học bảng chữ cái tiếng Việt trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, đối với những trẻ hiếu động, không kiên trì thì ba mẹ cần phải kiên nhẫn nhiều hơn.

Theo V.K - Vietnamnet

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hướng dẫn dạy bé bảng chữ cái Tiếng Việt nhanh và dễ nhớ nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO