Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”

Tấn An| 17/11/2021 11:14

Triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã khai mạc triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam nhằm chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 sắp diễn ra tại Hà Nội. Triển lãm kéo dài tới ngày 27/11, đồng thời được giới thiệu trực tuyến trên website http://trienlamvhnt.vn từ ngày 16/11 đến 31/12.

Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” - 1

Các vị lãnh đạo khai mạc triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Quang Thái

Triển lãm quy tụ 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu; 123 tài liệu hiện vật quý hiếm được trưng bày theo 6 chuyên đề theo dòng chảy văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” - 2

Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” - 3

Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” - 4

Một số hiện vật quý được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Quang Thái

Tại triển lãm, công chúng có dịp tìm hiểu nhiều thư, bản thảo, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh với các văn nghệ sĩ, nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ Văn hóa, ngày 28/2/1957, sách “Con người xã hội chủ nghĩa” (1961)… Triển lãm trưng bày theo từng chủ đề cụ thể:

Chuyên đề 1: "Văn hóa Việt Nam trước năm 1930" giới thiệu khái quát, sơ lược về lịch sử văn hóa Việt Nam qua những hình ảnh về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

Chuyên đề 2: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam" gồm những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, thư, bản thảo, tác phẩm của Người về văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là sự quan tâm tới di sản văn hóa truyền thống của Người.

Chuyên đề 3: "Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa" tập trung giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ đại hội Đảng. Trong đó, có "Bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943", là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ.

Chuyên đề 4: "Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước" trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm nổi bật những đóng góp của văn hóa, nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua các giai đoạn từ năm 1930 đến 1975.

Chuyên đề 5: "Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước" gồm những hình ảnh làm nổi bật những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, du lịch và thể thao trong nước, cùng các hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.

Chuyên đề 6: "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc" gồm các ảnh, tư liệu và số liệu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong những năm qua, như việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản được UNESCO ghi danh, các di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể…

    • NSƯT Chiều Xuân - Đỗ Hồng Quân và những cặp đôi hạnh phúc dài lâu
      Giữa showbiz Việt đầy thị phi, có nhiều cặp đôi tay trong ồn ào thì một số cặp vợ chồng nghệ sĩ Việt vẫn giữ được hạnh phúc dài lâu, viên mãn.
    • Muôn kiếp nhân sinh 3 - Hướng đến hành trình tỉnh thức, đưa con người về nẻo thiện
      Nếu đã từng đọc “Muôn kiếp nhân sinh” tập 1 và 2 của Nguyên Phong, bạn sẽ nhận ra trong tập 3, tác giả tiếp tục dẫn dắt người đọc trở lại với những qui luật của vũ trụ, chi phối cuộc sống con người, đồng thời hé mở nhiều kiến giải sâu sắc về luật Luân hồi và Nhân quả dưới ánh sáng khoa học và tâm linh.
    • Chữa bệnh háo danh của người nổi tiếng
      Với sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ, người nổi tiếng lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp; ngược lại, thói tật của họ cũng gây hệ lụy khôn lường. Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, cùng với việc chấn chỉnh hoạt động của người làm nghệ thuật là những nỗ lực hiện thực hóa chủ trương về “xây dựng con người có nhân cách”, xây dựng “môi trường văn hóa lành mạnh”.
    • Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố
      Với hơn 700 năm lịch sử, Cung điện Hofburg nằm ở trung tâm của thành phố Vienna đã góp phần quan trọng vào lịch sử nơi đây. Cung điện từng là nơi ở và nơi trị vì của vương triều Habsburg, lịch sử ra đời của Cung điện Hoàng gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13.
    • 5 thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử trung hoa: Cây nào cũng là bảo kiếm!
      Tương truyền rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc, Việt vương Doãn Thường đã ra lệnh cho nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa là Âu Dã Tử làm ra 5 thanh bảo kiếm.
    • Tháng 6 về, lại nhớ bức họa 'Tháng 6 cháy bỏng'
      Tháng 6 cháy bỏng" được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của hội họa Anh xoay quanh đề tài mùa hè. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họa sĩ người Anh - Frederic Leighton.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Hơn 120 hiện vật quý hiếm tại triển lãm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO