Hiến ghép mô tạng: Chính sách và thực tế

Nhóm Phóng viên| 19/11/2021 09:00

Sáng 19.11, Báo Lao Động phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Hiến ghép mô/tạng: Chính sách và Thực tế”.

Hiến ghép mô tạng đã trở thành một khái niệm khá gần gũi với chúng ta. Tại Việt Nam, số người chờ ghép tạng luôn rất cao, nhiều người không chờ được nguồn tạng hiến và đã phải chấm dứt sự sống khi tuổi đời còn rất trẻ; nhiều người suy tạng khác lại phải chung sống với bệnh tật một cách nhọc nhằn, chật vật bởi không có nguồn tạng thay thế.

Lý do chính là bởi số lượng người hiến tặng mô/ tạng còn rất thấp. Nguyên nhân của bất cập này một phần do quan niệm về cái chết của nhiều người Việt Nam còn bó hẹp trong sự cổ hủ; một phần do thiếu nguồn lực nhưng có một phần rất quan trọng là do các chính sách pháp luật còn có nhiều sự bất cập. Luật về Hiến ghép mô/tạng ra đời từ năm 2006 đến nay vẫn chưa được sửa đổi. Điều đó đã bộc lộ những mặt hạn chế và dẫn tới việc tạo ra những rào cản trong công tác vận động hiến tặng mô/tạng.

Để tìm hiểu rõ hơn những chính sách liên quan đến vấn đề hiến tặng mô/tạng tại Việt Nam và những thực tế hiện nay để góp phần vào tìm ra những nút thắt liên quan đến vấn đề này và đề xuất ra những giải pháp tháo gỡ, báo Lao Động phối hợp với Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Hiến ghép mô/tạng: Chính sách và Thực tế”.

Buổi tọa đàm trực tuyến có sự tham gia của:

* Bà Vũ Thị Minh Hạnh- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

* Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối Ghép tạng Quốc gia

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hiến ghép mô tạng: Chính sách và thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO