Hi hữu: ĐT nữ Iran bị nghi đưa... đàn ông vào thi đấu?

BÌNH AN (tổng hợp)| 17/11/2021 23:11

Sau khi thua Iran 4-2 và mất vé dự VCK bóng đá châu Á, Jordan đã viết ‘thỉnh nguyện thư’ đề nghị FIFA, AFC kiểm tra giới tính của thủ môn đội Iran, người đã phá được 2 quả phạt đền.

Chuyện xảy ra tại vòng loại giải bóng đá nữ châu Á 2022. Trong trận quyết định ở bảng G giữa Iran và Jordan trên sân Milliy ở Taskent (Uzbekistan), hai đội hòa nhau trong 90 phút. Do bảng chỉ có 3 đội và cả Iran lẫn Jordan đều bằng nhau ở các chỉ số phụ, buộc phải bước vào loạt đá luân lưu để phân định thắng bại.

50558455-10208443-the_jordan_football_association_jfa_has_called_on_the_asian_foot-m-16_1637083960833.jpg
Thủ môn Zoreh Kouadei của tuyển nữ Iran.

Iran đã giành chiến thắng chung cuộc 4-2 để lần đầu tiên giành vé dự vòng chung kết, tại Ấn Độ năm 2022, trong đó thủ môn Zohreh Koudaei xuất sắc cản phá được hai quả. Cho rằng thủ môn Iran là một người đàn ông giả dạng phụ nữ, phía Jordan đã yêu cầu AFC phải xác minh giới tính và nếu là thật thì phải loại Iran.

Cụ thể, đích thân Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Jordan là Hoàng tử Ali bin al-Hussein, đã tweet một trạng thái 'yêu cầu kiểm tra xác minh giới tính' gửi đến AFC. Ali bin al Hussein vốn là cựu Phó Chủ tịch FIFA nên tiếng nói của ông rất có trọng lượng ở khu vực châu Á, việc ông lên tiếng và cho rằng “nếu chuyện này là sự thật, sẽ là vấn đề vô cùng nghiêm trọng”.

50560223-10208443-image-m-80_1637074750690.jpg
Chủ tịch JFA Ali bin Hussein đề nghị AFC đề nghị AFC phải làm rõ nghi vấn giới tính.

Ngay sau đó, Liên đoàn bóng đá Jordan (JFA) đã có hẳn công văn đề nghị AFC xem xét. JFA bày tỏ nghi ngờ “tư cách của một cầu thủ tham gia trận đấu”, kêu gọi giải quyết theo quy trình đúng đắn, đồng thời cáo buộc tuyển nữ Iran từng dính phải nghi án “gian lận giới tính và các vấn đề doping”.

50558463-10208443-image-a-64_1637073179133.jpg
Bức thư của JFA gửi AFC do Tổng thư ký Sama Nassar ký.

Trận thua của tuyển nữ Jordan bỗng chốc thu hút sự chú ý của cả giới bóng đá khi liên quan đến một chuyện động trời. AFC ngay sau khi nhận được công văn của JFA đã tuyên bố không giải quyết. Người phát ngôn của tổ chức này cho biết: “AFC không bình luận về các cáo buộc và không tiến hành điều tra hoặc các thủ tục tương tự, cho dù là thực tế hay là những nghi ngờ”.

Tất nhiên, phía Iran bỗng dưng bị nghi ngờ gian lận đã đùng đùng nổi giận. HLV tuyển nữ Iran là cựu tuyển thủ Maryam Irandoost ngay lập tức lên tiếng phủ nhận cáo buộc và cho rằng phía Jordan đang tìm cớ lỗi cho trận thua.

50559773-10208443-the_goalkeeper_has_also_defended_herself_several_times_in_irania-m-19_1637084013590.jpg
Thủ môn Zoreh Koudaei năm nay 31 tuổi, thân hình cao lớn vạm vỡ.

Irandoost nói với trang tin thể thao Varzesh3 hôm Chủ nhật rằng: “Các nhân viên y tế đã kiểm tra kỹ lưỡng từng cầu thủ trong đội về nội tiết tố để tránh bất kỳ nghi vấn nào về giới tính, vì vậy tôi phải nói với tất cả người hâm mộ đừng lo lắng”. Theo Irandoost, thủ môn Koudaei là gương mặt kỳ cựu, từng tham dự vòng loại giải nữ châu Á các năm 2008 và 2010 nên cả châu Á đều biết.

"Chúng tôi sẽ cung cấp bất kỳ tài liệu liên quan nào nếu Liên đoàn bóng đá châu Á đề nghị mà không mất nhiều thời gian", bà khẳng định chắc chắn.

50558455-10208443-the_jordan_football_association_jfa_has_called_on_the_asian_foot-m-16_1637083960833.jpg
Zoreh Koudaei cản phá thành công 2 quả luân lưu giúp Iran chiến thắng.

Đây là lần đầu tiên Iran vượt qua vòng loại trong khi Jordan là đội bóng quen thuộc với nhiều lần tham gia. Jordan được xem là ứng viên nặng ký nhất cho chiếc vé ở bảng G nên việc bất ngờ để Iran vượt mặt khiến họ không kìm được tức giận.

Irandoost tức giận: “Những cáo buộc này chỉ là cái cớ để không chấp nhận thất bại trước đội chúng tôi. Jordan tự coi mình là ứng viên duy nhất để vượt qua vòng loại và khi họ thua, điều tự nhiên là tìm kiếm sự bao biện dưới những lý do giả tạo và trốn tránh trách nhiệm về thất bại này".

zohreh-koudaei-4.jpg
Zoreh Koudaei mừng chiến thắng cùng HLV Maryam Irandoost.

Về phần Zohreh Koudaei, rất ít thông tin về thủ môn 31 tuổi này. Một vài dòng sơ sài cho thấy thủ môn này đang thi đấu cho CLB Zob Ahan và cũng chỉ vài lần khoác áo ĐTQG.

Ngoại hình cao lớn, gương mặt to lớn với chiếc cằm quá khổ và góc cạnh cùng thân hình hộ pháp của Zohreh Koudaei, dễ khiến người đối diện hình dung đến đàn ông. Theo quy định của Hồi giáo, các cầu thủ bóng đá nữ tại Iran buộc phải mặc quần áo dài và khăn chùm tóc khi ra sân, khiến cho việc phán đoán về giới tính của thủ môn này càng khó. Tuy nhiên, nếu thường xuyên theo dõi bóng đá nữ, sẽ không ngạc nhiên về những ngoại hình như Zohreh Koudaei.

50558457-10208443-the_keeper_saved_two_penalties_during_the_4_2_shoot_out_triumph_-m-67_1637073984449.jpg
Các cầu thủ Iran ăn mừng cùng Zoreh Koudaei khi lần đầu vượt qua vòng loại.

Dù là một nước Hồi giáo nhưng Iran khá cởi mở với phụ nữ, trong đó có bóng đá. Phụ nữ được đến sân vận động xem bóng đá mà không phải che mặt, thậm chí được chơi bóng và có hẳn một giải VĐQG giành riêng cho nữ. Dù vậy, trong bóng đá nam Iran khá phát triển thì bóng đá nữ vẫn còn khá yếu.

1437995269-6193dd791c998.jpeg
Thủ môn 31 tuổi hiện thi đấu cho CLB Zob Ahan tại Iran.

ĐTQG nữ của Iran từng vướng nghi án gian lận giới tính khi đưa đàn ông vào thi đấu. Thậm chí năm 2015, có tới 8 cầu thủ của tuyển nữ bị nghi ngờ là nam giới đang chờ phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Liên đoàn bóng đá Iran thậm chí còn tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra y tế và giới tính ngẫu nhiên với các cầu thủ trước các trận đấu của nữ .

121024163709790061935f0859bf5b397f76aef2.jpg
Zoreh Koudaei luôn khác biệt so với các đồng đội nữ.

Tại Iran, chuyển giới là hoạt động được hợp pháp hóa từ thập niên 1980, do đích thân cố Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini ban hành. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Ayatollah tiếp xúc với một phụ nữ tên Maryam Khatoon Molkara và xúc động với câu chuyện cô này bị đưa vào bệnh viện tâm thần và cưỡng bức tiêm kích thích tố nam.

Là một nhà lãnh đạo Hồi giáo, Ayatollah Khomeini thừa hiểu việc chuyển giới đi ngược với sự hà khắc của luật Hồi giáo Sharia tại quốc gia này. Luật Sharia nghiêm cấm quan hệ đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân và đương nhiên là cả chuyển giới.

Nhưng cuối cùng, ông vẫn ban hành sắc lệnh về chuyển giới và ngày nay hoạt động này khá phổ biến tại Iran. Chính phủ thậm chí còn hỗ trợ tiền cho liệu pháp hormone và phẫu thuật cho những người muốn điều trị.

Thậm chí Iran được xem là chẳng thua kém gì Thái Lan trong công nghệ “cải mệnh trời”. Tehran ngày nay được mệnh danh là một trong những trung tâm chuyển đổi giới tính của thế giới.

Theo Dailymail, Marca
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hi hữu: ĐT nữ Iran bị nghi đưa... đàn ông vào thi đấu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO