Phương pháp hiệu quả để dạy những đứa trẻ 'cứng đầu' biết nghe lời

Minh An| 04/01/2021 07:10

Việt BáoSẽ có một vài đứa trẻ thường hành động trái ý và không chịu nghe lời cha mẹ, đó là những đứa trẻ bướng bỉnh và để dạy trẻ bướng bỉnh, cha mẹ cần biết cách.

Động viên và khen ngời con khi cần

Muốn thay đổi một đứa trẻ bướng bỉnh, cha mẹ cần động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

Khuyến khích các hành vi tích cực sẽ làm cho các bé hiểu rằng đó là cách tốt để có được sự chú ý hoặc lời khen ngợi từ người khác. Bố mẹ cũng có thể tặng cho các con phần thưởng nhỏ để bé thêm hào hứng hơn.

Mọi đứa trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng, vì thế cha mẹ hãy học cách dạy con để bé trở thành một đứa bé ngoan ngoãn, biết nghe lời và hiểu chuyện ngay từ nhỏ.

Ảnh minh họa: Internet

Lắng nghe, không tranh cãi

Giao tiếp là con đường hai chiều – nếu bạn muốn con lắng nghe, bạn cần lắng nghe con trước. Một đứa trẻ quyết đoán thường có các quan điểm rõ ràng và dễ dàng tranh cãi. Nếu chúng cảm thấy tiếng nói của chúng không được lắng nghe, giọng điệu chúng có thể trở nên thách thức và thiếu tôn trọng.

Hầu hết thời gian, con bạn sẽ nhất định làm điều gì đó mà bạn đề nghị chúng không làm, vì thế, hãy làm ngược lại, nghe và nói về những điều đang làm chúng phiền lòng có thể giải tỏa căng thẳng và giúp bạn thuyết phục chúng hành động theo cách bạn muốn. Vì vậy, làm thế nào để khiến một cậu bé 5 tuổi cứng đầu lắng nghe bạn? Hãy để cậu bé là người dẫn đường, cho cậu không gian để diễn đạt những gì cậu nghĩ theo cách bình tĩnh và đừng cố gắng đối đầu với cậu ta.

Không nên ra lệnh nhiều lần

Khi trẻ không phản ứng với lời chúng ta nói, rất có thể bạn sẽ càng lớn tiếng, càng mất kiên nhẫn ra lệʼnh cho trẻ hết lần ɴày đến lần khác.

Việc nhắc đi nhắc lại này truyền đạt đến trẻ một thông điệp đó là trẻ không cần phải làm theo ngay khi bạn nói. Bởi vì trẻ biết rằng bạn sẽ lặp lại hết lần ɴày đến lần khác, thậm chí có khả năng cũng không cần nghe dù bạn đã nói đến lần thứ tư, chỉ khi nghe thấy âm thanh ‘gào thét’ của bạn thì trẻ mới cảm thấy mình cần phải chú ý.

Thương lượng với con

Đôi khi bố mẹ cần phải thương lượng với con. Đàm phán không nhất thiết là bạn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bé mà là bạn cân nhắc về vấn đề đang xảy ra với bé. Ví dụ, khi bé không sẵn sàng ngủ ở khung giờ định sẵn. Thay vì bắt con ngủ vào giờ đó bằng mọi cách, bạn có thể thỏa thuận giờ ngủ phù hợp hơn để tạo sự thoải mái cho cả hai bên.

Giữ bình tĩnh

Khi tranh luận với trẻ cứng đầu rất dễ khiến bố mẹ nổi nóng, bực bội, la hét, lên giọng để át đi sự không nghe lời của con. Việc này chỉ khiến tình hình trở nên xấu đi. Một khi bạn cao giọng, con bạn sẽ xem đó là “lời mời” cho một cuộc chiến bằng lời nói, và sẽ rất dễ dàng khiến cuộc nói chuyện leo thang thành một trận chiến đấu la hét. Vì bạn là người trưởng thành trong cuộc chiến này, bạn phải là người có trách nhiệm điều hướng cuộc trò chuyện đến mục đích thực tế hơn để tìm ra giải pháp thay vì mất bình tĩnh.

Để làm điều này, trước và sau mỗi cuộc trò chuyện, hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn bình tĩnh: Hít thở sâu, nghe nhạc êm dịu,... như vậy, con bạn cũng có thể cùng nghe và bình tĩnh lại cùng với bạn.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phương pháp hiệu quả để dạy những đứa trẻ 'cứng đầu' biết nghe lời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO