Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét 'nước này ngọt thật'

19/01/2021 16:44

Khi uống thử nước từ một dòng suốt trong mát, bạn sẽ không biết vị ngọt đó là tự nhiên hay đến từ một trang trại nuôi lợn gần đó, hoặc một vườn rau sinh thái bên kia sườn đồi.

Ngay từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng một số người có nước tiểu đặc, thường khiến kiến ​bu vào. Cuối cùng, họ xác định rằng nước tiểu của những bệnh nhân này có vị ngọt (dù không biết có ai đã nếm thử không).

Đây đương nhiên là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh sống ở thời hiện đại ngày nay cũng có thể bài tiết ra nước tiểu có vị ngọt, nhưng nguồn gốc của vị ngọt này không phải là đường mà là từ chất tạo ngọt nhân tạo.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 1.

Hãy cẩn thận khi thấy cảnh này trong nhà vệ sinh.

Khái niệm về chất tạo ngọt có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Chúng là hoạt chất cung cấp vị ngọt nhưng không mang lại cho người dùng những gánh nặng về calo cho cơ thể. Tuy nhiên, một số chất tạo ngọt, đặc biệt là chất ngọt nhân tạo, thường được đào thải qua nước tiểu.

Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất tạo ngọt nhân tạo này khi thải vào nước sẽ ngấm xuống và chảy ra sông, hồ, biển, gây ô nhiễm môi trường, thậm chí bị chúng ta uống trở lại cơ thể?

Một nghiên cứu tại Hồng Kông đã phát hiện ra rằng nước biển chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, với nồng độ trong đó là Acesulfame K (0,34μg/L)> Saccharin (0,25μg/L)> Natri cyclamate (0,23μg/L)> Trichloro Sucrose (0,2μg/L). Các chất làm ngọt nhân tạo trong nước biển có thể không gây tác động mạnh vì suy cho cùng, không ai sử dụng nước biển để làm nước uống.

Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn cả là chất tạo ngọt nhân tạo đã được phát hiện trong nước đầu vào và đầu ra của các nhà máy xử lý nước thải ở Mỹ, Thụy Điển, Israel, Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc và cả Tây Ban Nha. Trong các nghiên cứu liên quan, tỷ lệ phát hiện các chất ngọt nhân tạo riêng lẻ đạt 100%, điều này cũng cho thấy rằng các nhà máy xử lý nước thải không thể loại bỏ các chất ngọt nhân tạo một cách hiệu quả và nước sau xử lý sẽ chảy vào đường ống dẫn nước máy tới nhà từng hộ sử dụng.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 2.

Chất tạo ngọt nhân tạo đang được sử dụng khá phổ biến ngày nay.

Chất làm ngọt nhân tạo là một thứ gây nhiều tranh cãi, từ khi chúng lần đầu tiên được coi là thứ cứu rỗi cho những người bị bệnh béo phì, tiểu đường và sâu răng. Các cuộc tranh luận đến nay vẫn xoay quanh việc liệu chúng có gây hại cho cơ thể con người hay tác động đến môi trường hay không.

Về cơ bản, chất tạo ngọt nhân tạo đôi khi được gọi là chất thay thế đường và những chất được sử dụng rộng rãi là: Saccharin, Acesulfame kali, Cyclamate, Sucralose, Aspartame... Các chất này hầu như không được hấp thụ bởi quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Trong cuộc sống hàng ngày, chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi hơn chúng ta nghĩ. Ngoài những thực phẩm và đồ uống ít đường, ít calo mà chúng ta quen thuộc hàng ngày, chúng còn được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem đánh răng và son môi. Ngoài ra, chất làm ngọt nhân tạo cũng được thêm vào các thực phẩm truyền thống không đường, chẳng hạn như rượu. Thậm chí trong thành phần của kẹo bạc hà không đường cũng có chất tạo ngọt.

Bất kể sản phẩm nào được thêm vào, chất ngọt nhân tạo cuối cùng sẽ đi vào hệ thống nước thải sinh hoạt. Một số nguồn nước thải sinh hoạt có chứa chất ngọt nhân tạo có thể chảy trực tiếp ra môi trường.

Và các thành phần này có thể không bị vi sinh vật phân hủy nhanh chóng như các chất tự nhiên khác, bởi vì chúng được tổng hợp một cách nhân tạo và không tồn tại trong tự nhiên. Do đó, có rất ít sinh vật kiếm sống bằng cách phân hủy các chất ngọt nhân tạo này. Tất nhiên, một số chất làm ngọt nhân tạo có cấu tạo tương tự với các chất trong tự nhiên vẫn có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật. Nhưng không phải tất cả đều như vậy.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 3.

Một loại nấm có thể phân hủy chất tạo ngọt nhân tạo.

Ví dụ, Acesulfame kali và Sucralose đặc biệt khó xử lý, và quá trình phân hủy sinh học ít ảnh hưởng đến chúng.

Lấy sucralose làm ví dụ, nó có cấu trúc ổn định và chỉ có thể bị thủy phân ở nhiệt độ trên 65 độ C và trong điều kiện kiềm. Tuy nhiên ở điều kiện pH = 3, độ thủy phân của sucralose nhỏ hơn 1% trong 1 năm. Và trong điều kiện gần trung tính, nó hầu như không bị thủy phân.

Trong các khu vực chứa nước trong tự nhiên, tỷ lệ phân hủy sinh học của Sucralose rất thấp, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thêm 1μg/L Sucralose vào nước hồ, ít hơn 20% Sucralose bị phân hủy sau 10 tuần.

Tình huống với Acesulfame K cũng tương tự. Còn Saccharin và Cyclamate thì có thể được phân hủy sinh học tốt hơn. Tất nhiên, "cứng đầu" cũng có cái lợi. Hai chất tạo ngọt kể trên có thể được sử dụng như một chất đánh dấu nước thải sinh hoạt để phát hiện sự rò rỉ của nước thải sinh hoạt.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu đang lấy mẫu để kiểm tra chất tạo ngọt nhân tạo.

Vậy có giải pháp nào cho các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy nước không?

Dựa trên công nghệ nhà máy xử lý nước thải truyền thống, kết tủa hầu như không ảnh hưởng đến các chất ngọt nhân tạo như Sucralose, Acesulfame kali, Saccharin và Cyclamate. Để xử lý, nó đòi hỏi các bước xử lý nước của nhà máy nước cần toàn diện hơn, bao gồm tụ keo, lọc cát và khử trùng bằng clo lỏng...

Tóm lại, theo nghiên cứu trên các hệ thống nước máy khác nhau ở các quốc gia khác nhau, mặc dù loại và nồng độ chất tạo ngọt nhân tạo được phát hiện trong nước cuối cùng là khác nhau do các bước trong quy trình lọc, hầu như không cách nào có thể thoát khỏi sự ô nhiễm của Sucralose và Acesulfame kali. Nồng độ của chúng có thể là hàng chục đến hàng trăm nanogam trên lít. Nồng độ như vậy thực tế sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể con người, thậm chí chúng ta cũng không thể phát hiện ra nó. Nhưng nếu lạm dụng nó, chúng ta có thể sẽ uống nước máy "hơi ngọt".

Trên thực tế, vấn đề của chất ngọt nhân tạo không chỉ giới hạn ở con người. Trong ngành chăn nuôi, chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi để cải thiện mùi vị và tăng cảm giác ngon miệng. Một nghiên cứu cho thấy lợn ăn thức ăn có chứa Saccharin sau đó sẽ được thải ra ngoài theo phân và nồng độ có thể lên tới 12mg/L. Nếu có can đảm nếm thử, bạn sẽ có thể thấy được vị ngọt.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 5.

Chất tạo ngọt trong thức ăn được sử dụng khá phổ biến trong ngành chăn nuôi.

Saccharin có thể lưu giữ ổn định trong phân chuồng ít nhất 2 tháng. Phân gia súc có thể là phân bón cho nông nghiệp, nên theo cách này, chất ngọt nhân tạo có thể xâm nhập vào đất và gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Vì vậy, nếu tới một vùng hoang vu và thấy dòng suốt trong mát, hãy cẩn thận với dòng nước tại đó. Vì bạn không biết vị ngọt thấp thoáng trong nước liệu có đến từ trang trại lợn gần đó hay vườn rau sinh thái ngay bên kia sườn đồi hay không.

Tất nhiên, ví dụ trên đây hơi có phần phóng đại, nhưng từ năm 2007 các nhà khoa học đã chú ý đến việc ô nhiễm từ chất ngọt nhân tạo. Ngày nay, các nhà nghiên cứu càng tập trung hơn tới việc các chất này xâm nhập vào nguồn nước tự nhiên ảnh hưởng đến các sinh vật như thế nào.

May mắn thay, một số nghiên cứu liên quan hiện tại chưa tìm thấy tác động tiêu cực đáng kể. Nhưng chúng không thể được coi là an toàn cho môi trường, vì có quá ít nghiên cứu liên quan và các ý kiến ​​chính thống vẫn có xu hướng nghĩ rằng chúng sẽ gây ra một mức độ tác động nhất định.

Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ và sản xuất chất làm ngọt nhân tạo lớn nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và tất nhiên nước này cũng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm chất tạo ngọt nhân tạo.

Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét nước này ngọt thật - Ảnh 6.

Hiện nay, nhiều quốc gia và khu vực đã bắt đầu hạn chế việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.

Ngành công nghiệp thực phẩm gần đây cũng đã có xu hướng tìm kiếm các chất làm ngọt tự nhiên an toàn hơn, thường có nguồn gốc từ chiết xuất thực vật tự nhiên, có thể được sản xuất trên quy mô lớn bằng cách lên men sinh học sau khi cải tiến quy trình, chẳng hạn như Erythritol, thường được tìm thấy trong đồ uống không đường.

Chúng ta có thể không biết liệu kỷ nguyên của chất làm ngọt nhân tạo có kết thúc hay không. Nhưng là những người hiện đại, chúng ta nên hiểu rằng sự tràn ngập của các chất tạo ngọt không phải là một điều tốt đẹp.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chất tạo ngọt được bài tiết qua nước tiểu và làm ô nhiễm nguồn nước: Sẽ không còn vui khi nhận xét 'nước này ngọt thật'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO