Bạn biết gì về ngày Quốc tế nam giới 19/11?

A.N (Tổng hợp)| 19/11/2021 15:40

Ngày Quốc tế đàn ông được trên 170 quốc gia ủng hộ và ý tưởng về ngày này có cách đây 30 năm. Tại Việt Nam, cánh mày râu có đến 2 ngày được vinh danh.

Đến nay tại Việt Nam khi nhắc đến ngày Quốc tế nam giới 19/11, nhiều người vẫn còn lạ lẫm, thậm chí cánh mày râu cũng nghi ngờ về tính xác thực của ngày này. Hãy cũng tìm hiểu về lịch sử ra đời và ý nghĩa cũng như ngày Quốc tế nam giới tại Việt Nam.

naodvh.jpg
Ngày Quốc tế đàn ông được hình thành cách đây 30 năm

Nam giới cũng cần đấu tranh cho bình đẳng giới của chính mình

Ngày Quốc tế đàn ông diễn ra vào 19/11 hàng năm. Từ năm 1991 đã có ý tưởng về một ngày lễ dành cho đàn ông được hình thành từ tháng 2 năm 1991, được Thomas Oaster đề xuất. Năm 1999, ngày Quốc tế nam giới mới chính thức được tổ chức lần đầu tại Trinidad và Tobago bởi Tiến sĩ Jerome Teelucksingh.

Theo đó, ông chọn ngày 19/11 để tưởng nhớ đến sinh nhật của người cha đồng thời kỷ niệm những nỗ lực phi thường trong việc giành vé vào vòng chung kết World Cup của đội tuyển bóng đá nam Trinidad và Tobago ngày 19/11/1989.

namgioi.jpg
Thomas Oaster là người đề xuất ngày cho nam giới

Tiến sĩ Teelucksingh cho rằng ông và các cộng sự đang đấu tranh cho bình đẳng giới, từng bước loại bỏ những hình ảnh tiêu cực gắn liền với nam giới trong xã hội.

Sau đó, ý tưởng này được Liên Hợp Quốc cùng các tổ chức hoạt động về giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe ủng hộ.

Sự kiện này đã được tổ chức tại hơn 170 quốc gia như Nam Phi, Áo, Đan Mạch, Ấn Độ, Singapore, Malta, Trinidad và Tobago, Jamaica...

Mục đích chính của ngày Quốc tế đàn ông là chăm lo cho sức khỏe của nam giới và trẻ em nam, tập trung vào nhận thức về phân biệt đối xử và các vấn đề nam giới thường bị bỏ qua. Bao gồm các lĩnh vực như sức khỏe tâm thần, nam tính độc hại và tỷ lệ nam giới tự tử.

Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để những người có thiện chí ở khắp mọi nơi đánh giá cao và tôn vinh những cánh mày râu trong cuộc sống, đóng góp của họ cho xã hội vì lợi ích lớn hơn của mọi người. Bởi trên thực tế, nam giới đang chịu rất nhiều áp lực từ xã hội, họ cần được thông cảm và tôn vinh.

Có ngày Đàn ông Việt Nam hay không?

Nếu 20/10 được xem là ngày Phụ nữ Việt Nam thì liệu tại Việt Nam có ngày Đàn ông Việt Nam hay không?

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế nam giới còn khá lạ lẫm với nhiều người. Có lẽ ăn sâu vào tiềm thức của họ, việc đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, những người vận động bình đẳng giới là những nhà nữ quyền.

Nhưng trên thực tế, ngày đặc biệt của nam giới được tổ chức với mục đích chính là chăm lo cho sức khỏe của nam giới và trẻ em nam.

namadfnf.jpg
Tại Việt Nam, chỉ có ngày Quốc tế đàn ông

Ngày này cũng là "một diễn đàn để nâng cao nhận thức về những thách thức mà nam giới phải đối mặt trong cuộc sống - đặc biệt là liên quan đến tỷ lệ nam giới tự tử quốc tế".

Ở Việt Nam không có Ngày nam giới Việt Nam mà chỉ hưởng ứng chung ngày Quốc tế nam giới 19/11. Nhưng những năm gần đây có một ít bộ phận giới trẻ đã chọn ngày 6/4 để làm ngày kỷ niệm cho nam giới Việt Nam. Theo cách lý giải vui của các bạn trẻ, ngày 6/4 ứng với là số 64, số 64 trong bảng tuần hoàn hóa học chính là nguyên tố Đồng - viết tắt là Cu. "Cu" là cách dân gian vẫn gọi con trai nên nhiều bạn trẻ thường ngầm định ngày 6/4 là ngày của con trai.

Dù không phải ngày lễ chính thức hay được công nhận nhưng một bộ phận cũng ăn mừng theo cách của họ. Trong ngày này, các bạn trẻ Việt Nam, thường là các bạn gái, sẽ tổ chức các buổi liên hoan, vui chơi, tặng quà và chúc mừng các bạn nam khác.

Ngoài ra, ngày 9/9 cũng được nhắc đến thường xuyên. Người ta lý giải ngày của mẹ là ngày 8/3 và ngày của con là ngày 1/6. Họ cộng ngày của mẹ với của con (8/3 + 1/6) thì sẽ ra ngày 9/9. Vì điều đặc biệt này nên nhiều người đã ví von xem ngày 9/9 là ngày đàn ông Việt Nam.

Điều này cũng rất cần thiết bởi khi đấu tranh bình đẳng giới, đàn ông cũng nên được tôn vinh như phụ nữ.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bạn biết gì về ngày Quốc tế nam giới 19/11?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO