Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai

23/03/2021 10:57

Những cậu bé được đắp lên mình toàn bùn đất để làm sao nhìn càng kinh dị càng tốt, là hình ảnh khó quên trong lễ hội Pơ Thi của người Jarai ở Gia Lai.

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 1

Lễ Bỏ Mả hay hội Pơ Thi là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Jarai. Theo quan niệm của dân tộc này thì sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 2

Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ Thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai ở trần từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất. (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 3

Ảnh: Thái Bana

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 4

Trong hình dáng và những kiểu đi “khác người” của những hồn ma, họ như những trụ tượng sống tượng trưng cho hồn người chết về vui chơi múa xoang cùng mọi người trước khi chia tay vĩnh viễn. Đến như những bóng ma, họ cũng nhanh chóng biến mất vào màn đêm như chưa từng hiện diện. (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 5

Ảnh: Thái Bana

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 6

Anh Khang, người thường đắp Ma Bùn cho hay: "Để hóa trang giống các hồn ma, anh phải đi lựa những màu bùn thật đẹp, rồi trộn chúng lại với nhau, sau đó bôi lên người. Hóa trang thành Ma Bùn cho trẻ em nhằm gợi lại những lễ hội ngày xưa cha ông hay làm". (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 7

Theo anh Khang, trẻ em hóa thành Ma Bùn trong những ngày lễ lớn tổ chức ngoài trời sẽ làm hoặc khánh thành nhà rông. (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 8

Ảnh: Thái Bana

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 9

Theo quan niệm của người Jarai, sau khi lễ Bỏ Mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi, không còn ý nghĩa gì với người sống. Sau khi làm lễ Bỏ Mả thì linh hồn người chết mới rời khỏi thế giới người sống về với tổ tiên, để từ đó theo vòng luân hồi đầu thai trở lại trong thế hệ con cháu, đảm bảo tính thống nhất của cộng đồng gia tộc. Do vậy, có thể nói cộng đồng trong tâm thức người Jarai không chỉ bao gồm những người đang sống mà cả những người đã chết. (Ảnh: Thái Bana)

Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai - 10

Mục đích của lễ Pơ Thi không chỉ nhằm giải quyết mối tương quan giữa con người với xã hội, với thế giới hữu hình mà còn giữa con người với thế giới vô hình qua việc tiễn đưa các vong hồn về với cội nguồn. Xét về phương diện tín ngưỡng cũng như tập tục về tang lễ, lễ Bỏ Mả của người Jarai ở Gia Lai là một hình thức đoạn tang hay mãn tang, nhưng ở góc độ văn hóa lại là một cuộc trình diễn lớn, đỉnh cao của những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. (Ảnh: Thái Bana)

Bài liên quan
  • Tội ác của 'hồn ma' sống giữa những bức tường
    MỸ - Frank Bowen cho rằng các con gái của ông đã tưởng tượng thái quá khi nói có một hồn ma đang sống trong nhà họ. Tuy nhiên, ông không biết "hồn ma" thực sự đang ẩn nấp giữa các bức tường và sẽ ra tay giết người.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ảnh: Ngắm chân dung những cậu bé 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO