6 yếu tố ảnh hưởng đến IQ cho trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh, tương lai "cả họ được nhờ"

16/05/2022 10:36

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái thông minh, mạnh khỏe. Tuy nhiên, không phải ai nắm rõ được những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ.

Chỉ số IQ chính là thước đo đánh giá sự thông minh của con người. Đứa trẻ nào càng sở hữu IQ cao thì càng có tư duy và phản xạ nhanh nhạy. Tương lai chắc chắn sẽ có tiền đồ, bố mẹ được nở mày nở mặt.

5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ) của trẻ

1. Di truyền

Di truyền là 1 trong những yếu tố quyết định phần lớn đến trí thông minh của trẻ. Cha mẹ có chỉ số IQ cao thì con cũng vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu cha mẹ cùng tỉnh thì chỉ số thông minh trung bình của con sẽ rơi vào khoảng 102. Còn nếu khác tỉnh thì trẻ sinh ra sẽ có IQ rơi vào khoảng 109. Nếu như hai người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau thì chỉ số thông minh của con giảm rõ rệt.

Điều đó để cho thấy gia đình nào có cha mẹ tài giỏi thì hầu hết các con cũng vậy. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá chủ quan nghĩ rằng mình giỏi thì con mình cũng thế. Bởi không chỉ có yếu tố di truyền mà còn nhiều thứ khác vẫn ảnh hưởng đến IQ của trẻ.

2. Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tăng cường sức đề kháng, mà sữa mẹ còn giúp thúc đẩy não bộ của trẻ phát triển tốt hơn rất nhiều lần so với sữa công thức.

Trong sữa mẹ có hàm lượng taurine cao gấp 10 lần hàm lượng taurine trong sữa bò. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm số trí tuệ cao hơn những trẻ em khác từ 3 – 10 điểm. Ngoài ra, sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3...

6 yếu tố ảnh hưởng đến IQ cho trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh, tương lai cả họ được nhờ-1
(Ảnh minh họa)

3. Chế độ dinh dưỡng

Đây cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chỉ số IQ của trẻ.

Trong bào thai và giai đoạn 5-6 tuổi là thời điểm não trẻ phát triển 80-85%. Điều này đồng nghĩa với việc giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ đỉnh cao để phát triển IQ (trí thông minh) cho não bộ. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn của con. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, con sẽ được phát triển toàn diện, trong đó có trí não.

Những thức ăn nhiều dinh dưỡng cho trẻ như những thức ăn chứa nhiều taurin, DHA, Vitamin B12, Omega 3, 6, 9… sẽ rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Cha mẹ hiện nay rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con, nhưng không phải ai cũng đúng cách. Nhiều phụ huynh bỏ bữa sáng của con. Đây là 1 sai lầm. Bởi bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đây là thời điểm các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt nhất và có thể hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.

Chất béo cung cấp năng lượng quan trọng và giúp hấp thu các vitamin cần thiết như vitamin A, D, E, K cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên một số bà mẹ lại sợ béo nên ăn kiêng. Cũng không ít bà mẹ lo ngại con thừa cân, hay trẻ bị tiêu chảy nên không cho con ăn dầu mỡ. Chính định kiến sai lầm này làm cho trẻ thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng để chống bệnh và gây chậm tăng trưởng, thiếu vitamin…

Cha mẹ hãy tạo chế độ ăn hợp lý cho con. Nếu trẻ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12... sẽ tác động xấu tới sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của trẻ. Nhưng trẻ ăn quá nhiều thì chỉ số thông minh cũng giảm. Chưa kể chúng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường...

4. Thể trạng cơ thể

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ suy dinh dưỡng hay béo phì đều có tác động không nhỏ đến sự phát triển của trí não. Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng thường sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh. Việc trẻ bị ốm, đặc biệt là mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ làm cho năng lượng để duy trì hoạt động của bộ não bị giảm. Như vậy trí thông minh cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Trẻ thừa cân thường hoạt động chậm, kém linh hoạt. Từ đó khả năng quan sát, lắng nghe và tiếp nhận kiến thức của trẻ cũng sẽ thấp hơn so với những trẻ có cân nặng vừa phải.

6 yếu tố ảnh hưởng đến IQ cho trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh, tương lai cả họ được nhờ-2
(Ảnh minh họa)

5. Môi trường

Môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự thông minh của trẻ. Trong giai đoạn phát triển trí não, bất kỳ thay đổi, rối loạn nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng đến IQ của con. Nếu như trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường khô khan, không có sự gắn kết gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, chỉ số trí tuệ của trẻ sẽ không cao.

Một nghiên cứu đã cho thấy, chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Trong khi đó, chỉ số IQ trung bình ở những trẻ 3 tuổi sống trong một môi trường tốt lên tới 91,8.

Muốn trẻ thông minh cần bổ sung DHA?

Việc bổ sung DHA cho con phải thực hiện từ khi chúng còn trong bào thai. Bởi DHA đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc tế bào não, với thị lực mắt, đồng thời DHA liên quan đến xung động thần kinh, sự nhanh nhạy trong phản ứng của trẻ sau này. Việc bổ sung DHA nên được tiến hành từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là giai đoạn sinh sản tế bào thần kinh, các tế bào thần kinh phát triển nhanh và phân chia khu biệt các tế bào thần kinh.

Sau khi trẻ ra đời, nguồn cung cấp DHA chính cho sự phát triển trí não của trẻ đến từ sữa mẹ. Vì vậy, muốn con thông minh, mẹ phải chú ý đến khẩu phần ăn của mình. DHA có nhiều trong cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám; trong tôm, cua, mực; trong lòng đỏ trứng gà…

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Cha mẹ nắm được các thông tin cơ bản, từ đó có những biện pháp để cải thiện IQ của con.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
6 yếu tố ảnh hưởng đến IQ cho trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh, tương lai "cả họ được nhờ"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO