4 năm ngắn ngủi cho loài người: Giữa hiện thực khốc liệt nhất, hàng tỷ người vẫn còn hy vọng được cứu nguy!

Trang Ly| 13/08/2021 09:45

Nếu không hành động quyết liệt, tương lai sẽ còn thảm khốc hơn!

Ngày 9/8/2021, Ủy ban Liên chính phủ vềBiến đổi khí hậu(IPCC) củaLiên Hợp Quốcđã đệ trình một bản báo cáo mang tính bước ngoặt về tình trạng khủng hoảng khí hậu của Trái Đất. "Đó là mã đỏ cho con người" - Tổng thư ký LHQAntónio Guterres nhận định sau khi đọc báo cáo.

Nội dung chính 14.000 tài liệu khoa học được tổng hợp bởi 243 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong 7 năm đó là:Tình trạng nồng độ khí nhà kính đang tăng ở mức báo động trong bầu khí quyển.

Đó là một tuyên bố đầy đủ về những gì các nhà khoa học biết về cách loài người đã 'đốt cháy' hành tinh Trái Đất:Nó đã nóng lên như thế nào và nó sẽ nóng tiếp tục nóng lên ra sao; Băng ở hai cực đang tan chảy ra sao; Hạn hán và bão đang tồi tệ như thế nào; Con đường thảm khốc như thế nào khi nhìn về phía trước— trừ khi chúng ta thực hiện các bước quyết liệt và ngay lập tức để ngừng thải carbon vào bầu khí quyển.

Ko Barrett, Phó chủ tịch IPCC và cố vấn cấp cao về khí hậu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), phát biểu trong cuộc họp báo sau khi báo cáo được công bố hôm 9/8 rằng: "Điểm mấu chốt là nếu chúng ta không có các biện pháp quyết liệt nhằm giảm phát thải khí nhà kính ngay lập tức, nhanh chóng và quy mô lớn, thì việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ nằm ngoài khả năng".

Báo cáo IPCC cho biết, nhiệt độ bề mặt Trái Đất đã tăng lên 1,1 độ C và đang trên đà đạt hơn 1,5 độ C vào khoảng đầu đến giữa những năm 2030. Và chúng ta chỉ còn 4 năm (từ 2021 đến 2025) đểkìm giữ nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C (không được tăng lên 2 độ C) nhằm 'cứu nguy hàng tỷ người có nguy cơ bị tác động mạnh vì biến đổi khí hậu' - như Tổng thư ký LHQAntónio Guterrestừng nói.

Tại sao nửa độ C đó lại quan trọng đến vậy, mời bạn theo dõi bài viết!

CẮT GIẢM CH4 - CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT?

1. Nhân loại làm dày 'tấm chăn' tự nhiên của Trái Đất

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (gọi tắt là khí nhà kính) bao gồm: CO2, CH4,N2O, O3, các khí CFC, hơi nước. Trong đó, Carbon dioxide (CO2) và Mêtan (CH4) là hai loại khí chính gây nóng lên toàn cầu.

Trước khi con người bắt đầu sản xuất quá nhiều, khi các khí này (CO2, CH4) xuất hiện tự nhiên, chúng sẽ trôi vào bầu khí quyển, hấp thụ bức xạ và phân hủy thông qua quá trình oxy hóa theo các khoảng thời gian khác nhau của chúng.

Vì vậy, một ngọn núi lửa có thể phun CO2vào bầu khí quyển, và các vùng đất ngập nước sẽ từ từ hấp thụ khí mêtan, nhưng cả hai cuối cùng sẽ tiêu tan. Bầu khí quyển tự thân nó có thể tồn tại ở trạng thái cân bằng, tạo ra một 'loại chăn' giữ cho hành tinh Trái Đất ấm nhưng không quá nóng - giúp vạn vật sinh sôi nảy nở.

NHƯNG NHÂN LOẠI ĐÃ LÀM DÀY THÊM TẤM CHĂN ĐÓ bằng các hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt. Hệ quả, khí mêtan hiện là nguyên nhân gây ra khoảng 1/4 hiện tượng nóng lên toàn cầu.

4 năm ngắn ngủi cho loài người: Giữa hiện thực khốc liệt nhất, hàng tỷ người vẫn còn hy vọng được cứu nguy! - Ảnh 1.

Bằng các hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt... con người đang khiến Trái Đất lâm bệnh nặng. Ảnh: My Modern Met

Báo cáo IPCC bao gồm nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết về khí Mêtan (CH4) - khí nhà kính quan trọng thứ hai sau CO2 gây nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết, nồng độ khí CH4 trong khí quyển hiện nay cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong ít nhất 800.000 năm qua.

May mắn thay, với thời gian phân hủy tương đối nhanh trong bầu khí quyển khiến mêtan trở thành mục tiêu hấp dẫn để kìm hãm nóng lên toàn cầu.

Do đó, nếu nhân loại có thể nghiêm túc trong việc cắt giảm lượng khí thải CH4... điều đó sẽ tạo ra một lực hãm rất lớn và nhanh chóng đối với biến đổi khí hậu.

Rick Duke, Giám đốc cấp cao và liên lạc viên Nhà Trắng cho Đặc phái viên của Tổng thống về Biến đổi Khí hậu, cho biết trong cuộc họp báo hôm 9/8 sau khi công bố báo cáo: "Cắt giảm lượng khí thải CH4 là con đường ngắn nhất để đảm bảo tương lai khí hậu ngắn hạn của chúng ta, cho chúng ta có thời gian giảm dần và hết phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon".

Ilissa Ocko, nhà khoa học khí hậu cấp cao tại Quỹ Bảo vệ Môi trường Mỹ (EDF) đồng ý: "Cắt giảm lượng khí thải CH4 là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để làm chậm tốc độ ấm lên ngay bây giờ".

2. Đặc tính 'cứu nguy' của CH4

Giống như CO2, CH4 chứa carbon. Nó là thành phần chính của khí tự nhiên và của nhiều hệ sinh thái. Thảm thực vật thối rữa tạo ra khí mêtan - trong đó, các vùng đất ngập nước là nơi có lượng khí thải đặc biệt cao. Và khi côn trùng như mối và động vật móng guốc như bò tiêu hóa thức ăn (ợ hơi), chúng cũng tạo ra khí mêtan.

Một yếu tố quan trọng là chăn nuôi gia súc, bao gồm không chỉ bò mà còn cả cừu và lợn - tất cả chất thải của các loài động vật đó đều làm tăng thêm khí mêtan trong khí quyển.

Ở Mỹ, "quá trình lên men trong ruột" này là nguyên nhân tạo ra hơn một phần tư lượng khí mêtan tại quốc gia này. Việc sản xuất và vận chuyển khí đốt tự nhiên, than đá và dầu mỏ chiếm thêm 30% lượng khí thải mêtan; và các bãi chôn lấp - sau cùng là những bãi rác đầy thực vật đang phân hủy - chiếm thêm 17%.

4 năm ngắn ngủi cho loài người: Giữa hiện thực khốc liệt nhất, hàng tỷ người vẫn còn hy vọng được cứu nguy! - Ảnh 3.

Nền nông nghiệp không khí thải đang là mục tiêu của nhiều quốc gia.

Khi xác định mức độ mạnh của khí nhà kính, có hai cân nhắc chính:

(1) Mức độ hiệu quả của phân tử trong việc giữ nhiệt;

(2) Và nó có thể tồn tại trong khí quyển trong bao lâu?

Khí nhà kính như CO2và CH4đều có khả năng giữ nhiệt rất hiệu quả. Ở mức độ chừng mực, chúng thực sự là thứ giúp Trái Đất có thể sinh sống được bằng cách ngăn hơi ấm thoát ra ngoài không gian.

Nhưng nếu so với CO2, CH4giữ nhiệt hiệu quả hơn nhiều, mặc dù khí nàytồn tại trong khí quyển chỉ bằng một phần nhỏ so với CO2.

Tianyi Sun, một nhà khoa học khí hậu tại Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) chuyên nghiên cứu về khí mêtan đồng ý:"Khoảng 0,5 kg khí mêtan được thải ra có thể giữ nhiệt gấp 100 lần so với CO2khi nó được phát ra lần đầu. Tuy nhiên, Tianyi Sun chỉ ra, khí mêtan lại biến mất nhanh hơn."Mêtan chỉ tồn tại trong bầu khí quyển khoảng một thập kỷ, rồi nó sẽ biến mất. Ngược lại, CO2 có thể tồn tại hàng thế kỷ".

BàTianyi Sun ước tính rằng, nhân loại có thể giảm một nửa lượng khí thải mêtan vào năm 2030 nếu ngay từ bây giờ chúng ta áp dụng công nghệthu giữ CH4 thải ra từ sản xuất dầu khí và quản lý phân nông nghiệp tốt hơn. Đồng thời, việc này cũng có thể làm chậm tốc độ ấm lên trong thời gian tới khoảng 30%. Điều đó rất có ý nghĩa khi chúng ta đang nghĩ đến việc cố gắng giữ hành tinh chỉ nóng dưới 2 độ C.

Bà nói: "Đối phó với khí thải mêtan là điều chúng ta có thể làm ngay bây giờ để cứu lấy Trái Đất trước khi quá muộn!"

3. Tại sao nửa độ đó lại quan trọng đến vậy?

Janos Pasztor, Giám đốc điều hành của Sáng kiến ​​Quản trị Khí hậu Carnegie và là cựu trợ lý Liên Hợp Quốc cho biết: "Có một sự khác biệt lớn giữa 1,5 độ C và 2 độ C về mức độ tồi tệ của hạn hán, sóng nhiệt, bão/siêu bão, lũ lụt, băng tan và mực nước biển dâng.

Xem hình:

4 năm ngắn ngủi cho loài người: Giữa hiện thực khốc liệt nhất, hàng tỷ người vẫn còn hy vọng được cứu nguy! - Ảnh 6.

Nguồn: Carbon Brief

Báo cáo của IPCC đưa ra những dự báo về những gì sẽ xảy ra trong 5 kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau: 5 kịch bản phác thảo một tương lai trong đó nhân loại đang tạo ra các mức phát thải carbon khác nhau, từ rất thấp đến rất cao.

Trong kịch bản thấp nhất, lượng khí thải giảm xuống 0 vào khoảng năm 2050 và tiếp tục giảm. Ở mức cao nhất, chúng tăng gấp đôi vào năm 2050!

Nói cách khác, IPCC dự đoán, khí hậu sẽ định hình Trái Đất và văn minh nhân loại như thế nào tùy thuộc vào tốc độ mà con người chúng ta khử cacbon trong bầu khí quyển!

Bài viết sử dụng nguồn:New York Times, Wired, UAS News Wall

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
4 năm ngắn ngủi cho loài người: Giữa hiện thực khốc liệt nhất, hàng tỷ người vẫn còn hy vọng được cứu nguy!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO