 |
Ưng Phan Diỵn, thng trc Ban bđ th, ổc bấo cấo tẩi ẩi hưi - Ẫnh: Xun Gu |
Ông Phan Diễn - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư - đã trình bày báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng khóa IX. TS lược trích phần kiểm điểm nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị; kiểm điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban bí thư.
Kiểm điểm nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị
- Ưu điểm: Đã chủ động lựa chọn, chuẩn bị để BCH T.Ư cụ thể hóa sớm nghị quyết Đại hội IX của Đảng, từ đó tạo sự thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, đường lối đổi mới làm cho nhiều nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống... Quán triệt việc lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, góp phần tạo nên kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội hằng năm và năm năm 2001 - 2005.
Đã chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các lực lượng vũ trang nhân dân. Đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhà nước, đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân, đạt được kết quả nổi bật.
Đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng, tạo được những chuyển biến mới, quan trọng. Đã dành nhiều thời gian, công sức lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tạo được một số chuyển biến, tiến bộ nhất định...
- Khuyết điểm: Trong lãnh đạo kinh tế, chưa tập trung chỉ đạo khắc phục có hiệu quả một số vấn đề yếu kém, nổi cộm, làm giảm lòng tin của nhân dân (vấn đề đầu tư dàn trải, tiến độ chậm, thất thoát, lãng phí và nợ đọng trong xây dựng cơ bản; lãng phí, tiêu cực trong quản lý đất đai, thu chi ngân sách...).
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhìn chung chưa đủ mức, nên nhìn toàn cục kinh tế có bước phát triển, nhưng một số lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến bộ chậm và còn nhiều vấn đề tồn tại, bức xúc kéo dài, gây lo lắng, bất bình trong xã hội (tình trạng tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu dân của các cơ quan công quyền; yếu kém trong giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa; việc tăng dân số không bình thường; sự gia tăng tệ nạn ma túy, mại dâm và tai nạn giao thông trong những năm gần đây...).
Trong lãnh đạo, chỉ đạo về quốc phòng - an ninh, đối ngoại, có lĩnh vực chậm xây dựng qui chế cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm, chưa nắm chắc tình hình, dẫn đến có lúc, có việc còn bị động. Công tác nắm và dự báo tình hình ở những địa bàn trọng điểm có lúc còn chưa nhanh nhạy và chưa sát. Vì vậy, còn để xảy ra tình trạng bị động trong việc bảo đảm an ninh quốc gia (nhất là để xảy ra cuộc bạo loạn chính trị lần thứ hai ở Tây nguyên).
Tuy đã tập trung đầu tư và bỏ ra nhiều công sức, nhưng nhìn chung, tình hình ở Tây nguyên và một số vùng trọng điểm khác chưa tạo được những chuyển biến căn bản, vững chắc.
Chậm chỉ đạo khắc phục kịp thời những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và công tác cán bộ của ngành công an; đã để xảy ra một số trường hợp sai sót trong công tác đề bạt, bố trí cán bộ và tình trạng nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm giảm uy tín đối với nhân dân.
Tuy đã quan tâm hơn và có nhiều cố gắng, nhưng xét về tổng thể, Bộ Chính trị chưa lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được những chuyển biến căn bản, đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của tình hình. Việc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn nhiều hạn chế, chưa có giải pháp tổng thể, mạnh mẽ, quyết liệt, phối hợp đồng bộ các mặt hoạt động, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của cả xã hội để làm chuyển biến tình hình như mục tiêu đã đề ra...
Kiểm điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban bí thư
 |
Xem truyìn hịnh trc tip khai mẩc ẩi hưi X tẩi NVH Thanh nin TP.HCM - Ẫnh: T.T.D. |
- Ưu điểm: Phương pháp công tác, lề lối làm việc có cải tiến, có sự đổi mới. Sinh hoạt dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, phát biểu ngắn gọn, tỏ rõ chính kiến. Bộ Chính trị, Ban bí thư đã dành thời gian làm việc trực tiếp với nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc, kiểm tra và tìm hiểu thực tế ở cơ sở, bước đầu giảm bớt thủ tục, hình thức, tăng hiệu quả của các chuyến đi. Việc phân định công việc giữa Bộ Chính trị, Ban bí thư, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị phụ trách một số lĩnh vực đã cụ thể, rõ ràng hơn, phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chủ động trong quản lý, điều hành của Nhà nước.
Đối với một số vấn đề hệ trọng, trong quá trình chuẩn bị, đồng chí Tổng bí thư đã tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sau đó trình Bộ Chính trị thảo luận, quyết định theo đa số. Bộ Chính trị đã thực hiện đúng qui định việc báo cáo BCH T.Ư những công việc đã giải quyết trong thời gian giữa hai kỳ họp Trung ương. Thường trực Ban bí thư thông qua hình thức định kỳ giao ban với các văn phòng, các ban đảng, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để nắm tình hình và nhắc nhở, chỉ đạo phối hợp xử lý các vấn đề mới nảy sinh, là cách làm có tác dụng tốt...
- Khuyết điểm: Bộ Chính trị, Ban bí thư chưa dành thời gian và đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu, chỉ đạo đổi mới, cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền, lề lối làm việc trong các cơ quan Đảng, trước hết là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Trong cơ chế làm việc và sinh hoạt, vai trò lãnh đạo tập thể được thể hiện tốt, nhưng trách nhiệm cá nhân trong một số lĩnh vực chưa đủ rõ, nên giải quyết một số công việc còn chậm. Nhiều đồng chí Bộ Chính trị, Ban bí thư phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, mất thời gian vào việc họp hành, điều hành, xử lý cụ thể nên ít có thời gian tự học tập, nghiên cứu, tự tổng kết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực phụ trách.
Chậm đổi mới qui trình giải quyết công việc của Đảng, nhất là việc xem xét, bổ nhiệm nhân sự và kỷ luật cán bộ còn phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian; phần nào còn nặng về xem xét ý kiến thăm dò. Chỉ đạo việc điều phối hoạt động của bộ máy Đảng chưa thành nền nếp, hiệu quả; một số chuyến đi cơ sở của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban bí thư chưa cao...
PV