Theo đúng nghị trình, tình hình kinh tế-xã hội là đề tài thảo luận tại các tổ đại biểu Quốc hội (QH) trong suốt ngày hôm qua 23.10. Bắt đầu bằng việc nêu lên những bức xúc cụ thể xuất phát từ thực tế đất nước 10 tháng qua, các đại biểu rốt cuộc đã bàn tới những vấn đề chiến lược mang tính dài hạn hơn nhiều mà chung quy có thể gói gọn trong hai chữ "đầu tư".
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI
Đầu tư: vừa thiếu lại vừa lãng phí
Theo đúng nghị trình, tình hình kinh tế-xã hội là đề tài thảo luận tại các tổ đại biểu Quốc hội (QH) trong suốt ngày hôm qua 23.10. Bắt đầu bằng việc nêu lên những bức xúc cụ thể xuất phát từ thực tế đất nước 10 tháng qua, các đại biểu rốt cuộc đã bàn tới những vấn đề chiến lược mang tính dài hạn hơn nhiều mà chung quy có thể gói gọn trong hai chữ "đầu tư".
Mũi nhọn nào cho công nghiệp hoá ?
GS Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam nhận xét: đầu tư phát triển của ta còn dàn trải, nên Việt Nam vẫn chưa có ngành kinh tế nào làm mũi nhọn; những ngành đóng góp cho ngân sách nhiều nhất chỉ dựa trên việc khai thác tài nguyên sẵn có (dầu thô) và sức lao động rẻ (nông nghiệp, dệt may, giày dép).
Vậy phải chọn ngành nào làm mũi nhọn phát triển ? Là một nhà nông học nhưng GS Hoàng cho rằng Việt Nam nên tập trung nguồn lực vào ngành cơ khí mà chúng ta đã "bỏ quên" 20 năm nay. Đỉnh cao nhất của công nghệ sinh học hiện giờ, theo giải thích của ông Hoàng, là việc tạo giống qua biến đổi gene. Nhưng nó cũng chỉ góp phần đưa năng suất lên vài chục phần trăm nữa là cùng. Còn công nghệ thông tin, theo ông Hoàng, không thể thay thế việc xây dựng cơ sở vật chất được.
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên góp thêm tiếng nói ủng hộ GS Hoàng: "Chúng ta chưa xác định đuợc ngành nào làm mũi nhọn. Nhưng chắc chắn không thể là nông nghiệp được; tôi chưa thấy nước nào đi lên công nghiệp hoá từ nông nghiệp cả". Ông Niên cũng đưa ra một kiến giải xuất phát từ chuyến đi Thái Lan dự hội nghị APEC vừa mới trở về. Ông kể: tại Bangkok, một loạt các nước đã ký với nhau những hiệp định mậu dịch tự do song phương nhằm "che chắn" khỏi những tác động tiêu cực do vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO thất bại. Riêng Việt Nam thì chưa ký được một hiệp định tương tự với nước nào, một phần vì thị trường của ta quá bé nhỏ, chưa khiến các nước quan tâm nhiều; nhưng phần khác, theo ông, là do "ta cũng chưa đủ lực". Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam quá yếu sẽ là thách thức lớn nhất khi Việt Nam mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập. Mà hàng hoá kém chất lượng là do chúng ta không chú trọng đến cơ khí, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên khẳng định.
Lãng phí còn lớn hơn tham nhũng
Cũng liên quan đến việc chọn lựa lĩnh vực đầu tư, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Thượng tá Phan Anh Minh nói: “Hiện nay, vốn đầu tư vẫn còn rất dàn trải, chạy theo phong trào; ví dụ như tỉnh nào, thậm chí các vùng hẻo lánh cũng làm khu công nghiệp nhỏ và vừa, nhưng tỷ lệ lấp đầy chậm”. Ông Minh cũng đề nghị xem xét lại việc đầu tư cho các công trình lớn đặc biệt là công trình xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quãng Ngãi và dự án Khí –Điện-Đạm (Cà Mau), là
Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng,
Nguyễn Bá Thanh:
"Có anh đang là tỉnh uỷ viên, được lên thường vụ tỉnh uỷ (chức cao hơn) để làm Trưởng ban Dân vận nhưng anh ta kiên quyết không chịu, cố chạy để ở nguyên chức tỉnh uỷ viên và làm... Phó chủ tịch phụ trách kinh tế. Thế chẳng là chạy từ cao xuống thấp là gì".
Cái sự chạy chức, chạy quyền thì có muôn hình, muôn kiểu...
|
những công trình Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư nhưng đang có khả năng “không mang lại hiệu quả”. Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết cho rằng : “Vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng và không nên đặt lại vấn đề hiệu quả hay không hiệu quả (cho 2 công trình trên- PV) nữa”. Tuy nhiên ông Triết cũng nói: “Nhưng cũng phải xem xét cụ thể, quy trách nhiệm về tình trạng để việc xây dựng, thi công công trình chậm trễ”.
Một số đại biểu khác cho rằng, ngoài việc phải đầu tư tập trung, đem lại hiệu quả thiết thực thì việc khắc phục tình trạng lãng phí trong xây dựng hơn lúc nào hết đang hết sức cần thiết vì đây là lĩnh vực lãng phí tiền, của của Nhà nước lớn nhất hiện nay. Theo đại biểu Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Mai Quốc Bình: “Lãng phí còn gây thất thoát cho ngân sách lớn hơn cả tham nhũng và đáng lo ngại hơn tình trạng lãng phí do sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm”.
Đầu tư cho con người :chuyện buồn
Chất lượng giáo dục thấp là một trong những bức xúc thường xuyên của toàn xã hội nhưng tại kỳ họp này của QH càng nổi lên như một tâm điểm chú ý với hàng loạt những sự kiện mới diễn ra. Kỳ thi đại học, cao đẳng vừa qua cho kết quả là chỉ có 13% thí sinh được điểm trên trung bình (15/30) - một con số đáng báo động được nhiều đại biểu QH nhắc đến. Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Ngọc Thanh liệt kê những con số: phần dành cho giáo dục hiện đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách nhà nước, hơn cả quốc phòng, y tế; giáo viên có hệ số lương cao hơn cả chủ tịch huyện; cả nuớc lại vừa dồn hơn 2000 tỷ đồng cho ngành giáo dục. Thế nhưng theo một đánh giá của nước ngoài, chất lượng giáo dục ở Việt Nam chỉ được điểm 3,79 trên thang 10. Ông Thanh đánh giá: như vậy là đầu tư thì đi lên nhưng chất lượng lại đi xuống; thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lại còn đang muốn thu thêm học phí. Ông Bùi Ngọc Thanh đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của mình trong vấn đề này.
Trong khi đó, một trong những lĩnh vực liên quan thiết thân đến con người lại nhận được sự đầu tư quá ít của Nhà nước là y tế. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) dẫn lời Bộ trưởng Y tế cho biết, một trong 3 nguyên nhân khiến giá thuốc chữa bệnh tăng liên tục thời gian vừa qua là do chúng ta còn thiếu những nhà máy dược phẩm đủ sức điều tiết thị trường. Ông Lợi phản ánh: cán bộ công chức mỗi khi phải khám chữa bệnh còn thấy rất khó khăn, nói gì đến những người nghèo. Đại biểu Nguyễn Dy Niên cũng nhận xét: các bệnh viện ở Việt Nam còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế cần thiết. Mà theo ông Niên, điều này không chỉ có hại cho sức khoẻ của nhân dân, mà còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ của cả dân tộc.
Muôn hình vạn trạng "chạy" chức, "chạy" quyền Điều làm cho Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Giàng Văn Quẩy bức bối nhất chính là chuyện báo cáo của Chính phủ thì nói có tình trạng cán bộ công chức chạy chức, chạy dự án, chạy tội... nhưng lại không chỉ ra "ai chạy, ở đâu chạy, chạy như thế nào, ai tổ chức chạy?". Ông Quẩy nhận định: "Viết trong báo cáo như thế có thể Chính phủ đã biết rồi" và yêu cầu "phải công bố cụ thể cá nhân, đơn vị có chuyện chạy chức, chạy quyền". Ông Quẩy nói: "Thường thì người ta chạy từ chức thấp lên chức cao, có nhiều quyền nhiều bổng lộc hơn chứ chẳng ai chạy từ chức cao xuống chức thấp bao giờ".
V.Hưng-T.Nhung-M.Quân
|