- "Tìm hiểu cuộc sống của người VN qua các món ăn dân tộc" là một tour mới nhưng đã thu hút khá đông du khách Peace Boat hưởng ứng trong hai ngày cập bến Đà Nẵng vừa qua!
![]() |
Các bạn Peace Boat hăng hái học tiếng Việt để... chuẩn bị đi chợ! |
Đi chợ
Trong 16 lầ
n cập bến trước đây, Peace Boat (tàu Hòa Bình, Nhật Bản) và đCùng sự lựa chọn với cô bạn gái 24 tuổi, đã 2 lần đến VN trên hành trình của Peace Boat này, còn có 43 thành viên khác của con tàu Hòa Bình, có cả người già lẫn thanh niên; đặc biệt có đến 50% trong số họ là... nam giới.
Khởi đầu chuyện học nấu ăn là phải học... tiếng Việt để có thể vào chợ, tự hỏi mua rau, thịt, tôm... và nhất là để... trả giá: "Rẻ ghê!", "Đắt quá!"... Thục Oanh đang công tác ở Trường Nhật ngữ Sakura Đà Nẵng, hướng dẫn viên của tour, giải thích: “Đi chợ là lúc mình suy nghĩ về món ăn sắp tới. Mua được những thứ vừa ý, có nghĩa là bạn đã đi được 30% chặng đường đến với... món ăn!”.
![]() |
Rồi cùng thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc VN. |
Vào bếp
Sự thoải mái ấy theo chân họ xuống bếp, làm vỡ òa thêm sự thích thú. Cách đổ bánh xèo sao cho đừng quá mỏng hoặc quá dày được các bạn trẻ tiếp thu khá nhanh. Làm được chiếc bánh nào là họ tranh nhau vừa thổi vừa đút chiếc bánh và
Đến khi học làm gỏi cuốn, chả giò thì họ lóng ngóng thấy rõ. Cuốn làm sao để có được “sản phẩm” thon dài, không bị hở hai đầu quả là cả một "công trình" đối với Endo Chinatsu. Làm xong, chạy vào so với "hàng mẫu" của cô giáo rồi lại lắc đầu chạy ra, toát mồ hôi mới được một cái chả giò nhìn "tàm tạm". Bởi vậy, sau khi chiên xong, Endo Chinatsu cứ cầm ngắm mãi, đắn đo lắm mới... cho vào miệng.
Đang vui, chợt Nishitani Tamiko giật mình: Hai đứa con chị đi đâu mất? Hớt hải đi tì
m, thì ra sau một hồi quấy quả mẹ, chúng đã theo con chị chủ nhà đi hái lá.. bày trò nấu ăn. Nishitani cười tươi: “Chúng cũng như tôi, học nấu ăn để tìm thêm bạn!". Vâng! Một lần nữa, các món ăn dân tộc giản đơn mà thắm đượm đã giúp các bạn trẻ VN mở rộng thêm vòng tay đón chào bè bạn...![]() |
Bà Makiko Komuro hấp dẫn lũ trẻ làng Kỳ La bằng màn chào hỏi của chú búp bê Nhật! |
Về quê
Trong khi các bạn Peace Boat trên đ
ây đang vui cùng tour "Tìm hiểu cuộc sống của người VN qua các món ăn dân tộc" thì gần 100 bạn khác lại tham gia một tour cũng mới lần đầu tiên được tổ chức với cái tên khá... bình dân: "Du lịch làng quê và tham gia công việc đồng áng". Tưởng có gì đặc biệt, hóa ra họ đi học... đổ bánh tráng, xắt rau heo ở làng Kỳ La, một ngôi làng nhỏ thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, nơi từng được tái hiện trong bộ phim "Trời và Đất” của đạo diễn người Mỹ nổi tiếng Oliver Stone!Từ đường nhựa rẽ và
o chỉ hơn 2km, nhưng cái ồn ào, rối rắm chốn thị thành dường như đã lùi xa trước khung cảnh yên ả của làng Kỳ La nằm khuất sau cụm núi phía Tây khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Như bao làng quê khác, đón khách thường là... lũ trẻ. Xe vừa dừng bánh, chúng đã ùa ra, nắm tay các bạn Nhật dẫn vào làng. Mùi đất mới cày ải, mùi hoa dừa, mùi cỏ mục... rồi tiếng trẻ líu lo như thay lòng dân Kỳ La trải ra đón khách. Hai bên rõ là chả hiểu nhau đang nói gì, song cách trò chuyện ra chiều rất tâm đắc. Bạn gái Ito Misuzu "chiêu đãi" lũ trẻ một khúc dân ca Nhật, tiếng sáo du dương lan ra trên đường làng rợp mát bóng cây. Bà Makiko Komuro thì đem ra một chú bé Nhật bằng... nhựa, diễn trò chào hỏi khiến lũ trẻ làng Kỳ La cười như nắc nẻ...Bữa cơm sơ giao với chủ nhà cũng là lúc các bạn Peace Boat được thưởng thức món mì nổi tiếng của xứ Quảng. "Ngon ghê, nhưng... hơi cay!" Ito Misuzu vừa chùi nước mắt vừa xuýt xoa nói trong tiếng cười ồ của lũ trẻ. Thế rồi họ kéo nhau ra vườn...
![]() |
Các bạn Peace Boat đang ra sức học... xắt chuối! |
Học làm... nông dân
Thấy chị Mai chủ nhà đang xắt chuối nấu cám heo, họ sán vào. Chị Mai chỉ lũ heo béo núc: "Quả chuối phần mình, còn cây chuối phần chúng nó!". "Lạ nhỉ!"Yuko Hara 22, tuổi tròn mắt. Lạ cho cây chuối, ngoan ngoãn là
thế dưới “đường dao” của chị Mai mà vào tay Yuko Hara thì lại cứ lăn tròn. Mất hồi lâu cô vẫn không sao xắt được một lát cho "vừa mỏng, vừa tròn" như chị Mai, đành hì hục "cưa" một miếng rõ dày. Chú bé con chị Mai chen vào: "Thứ ni... heo chê!". Tội cho anh Tuấn phiên dịch, cứ ôm bụng cười ngắc ngư mà... không nỡ dịch!Bên mấy luống khoai lang, một tốp khác quây lấy anh chồng. Nhìn cây cuốc trong tay anh nhẹ nhàng xớt gọn mấy đám cỏ trên luống đất, anh chàng Oi Satomi không khỏi "ngứa tay" xin thử. Cuốc cũng vung lên, bổ xuống rồi... lôi ra cả mớ dây, rễ khoai làm anh chồng suýt... xót ruột. Anh giảng giải cho các bạn Peace Boat về thứ dụng cụ làm vườn của người nông dân VN, nhưng họ vẫn khoái thực hành hơn.
![]() |
Cụ bà Trần Thị Hạnh đang hướng dẫn bạn Saori Ito cách đổ bánh tráng. |
Rồi h
ọc... đổ bánh tráng!Các nghề truyền thống cũng rất thu hút sự chú ý của các bạn Peace Boat. Trên đ
ường Phan Văn Nghị (Đà Nẵng) có lò bánh tráng của cụ Trần Thị Hạnh, năm nay xấp xỉ 70 tuổi. Cha cụ đưa lò bánh từ quê ở Duy Xuyên ra từ hồi năm 1945, và cho đến nay cụ Hạnh vẫn cùng con gái tiếp nối nghề nghiệp của tiền nhân. Vào thăm, ai nấy gật gù: Đơn giản thôi! Đổ bột lên tấm vải căng trên miệng nồi nước sôi, xoa bột lan tròn ra rồi đậy nắp. Nửa phút sau, lấy đũa tre vót mỏng gỡ bánh đặt lên vỉ là xong! Rất nhiều bạn Peace Boat xin thử.Vừa ngồi cạnh nồi nước, Saori Ito đã
hốt người vì nóng và khói! Bà cụ xoa thì bột lan đều ra, sao đến lượt mình cứ chỗ mỏng chỗ dày? Lúc lấy bánh, chọc đũa tre vào đâu là chỗ đó... bánh bị đứt đôi. Đặt bánh lên vỉ; ngẩn người nhận ra... cục bột chín rục! Làm mãi mới có chiếc bánh nên hình nên ai nấy cũng háo hức ăn thử.Trong khi đó, Shoko Myo lại có dịp kể về "thành tích" dệt chiếu do các bạn hội viên Hội LHTN đem khung dệt từ xã Hòa Tiến xuống hướng dẫn. Fuse Ayako thì đi khoe khắp nơi chiếc rổ vừa đan, rồi "bật mí": "Mình đan được phần dưới thôi, còn vành rổ phải nhờ thầy giáo đấy!"...
Kudo Yoko (thành viên Ban điều hành Peace Boat) thổ lộ: "Làng quê VN vẫn còn lưu giữ nhiều nét dân dã, bình dị như ở Nhật cách đây vài thập kỷ. Từ đây, chúng tôi có thể bắt gặp hình ảnh của ông cha, để mình có được như ngày hôm nay. Nhưng không chỉ thế. Ăn trầu nhớ lời vua "đánh cho đen răng"; đổ bánh tráng nhớ cô con dâu thông minh, hiếu thảo; rồi câu "tối lửa tắt đèn có nhau"... Các giá trị văn hóa, phép tắc đối đãi, giao tiếp truyền thống đó hẳn sẽ giúp lớp trẻ hôm nay đang mải miết xoay vần với cuộc sống tốc độ có dịp tự cân bằng cho chính mình...".
-
Thanh Hải