TIN NỔI BẬT CHUYÊN MỤC XÃ HỘI
"Ở thời đại tiên tiến, người ta rất khó chấp nhận những quy định cổ hủ, không hợp thời, bắt phải làm thế này hay thế khác", chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.
>> Quảng Bình xôn xao quy định cấm giáo viên mặc váy
>> Cấm giáo viên mặc váy lên lớp: Bộ GD&ĐT nói gì?
>> Những quy định khiến dư luận sửng sốt
Quy định vô lý
“Không nên cấm nữ giáo viên mặc váy bởi vì trên thực tế có rất nhiều loại váy đẹp, lịch sự và kín đáo. Các cô giáo mặc váy trông trẻ trung và năng động, rất phù hợp với môi trường sư phạm hiện đại. Bản thân chúng tôi làm việc trong môi trường sư phạm, đều có thể ý thức được việc mặc trang phục làm sao cho phù hợp.”
![]() |
Nữ giáo viên không nên mặc váy quá ngắn lên lớp. (Ảnh minh họa) |
Chị Nguyễn Thị Lệ, phụ huynh em Nguyễn Đức Vương, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội) tỏ ra đồng cảm với các nữ giáo viên. Chị tâm sự, bản thân chị là một công chức, khi đi làm chị thường xuyên mặc váy, vấn đề là chiếc váy như thế nào, có kín đáo, lịch sự hay không.
Em Hoàng Đức Huy, học sinh trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, em chưa bao giờ thấy nữ giáo viên nào trong trường ăn mặc hớ hênh để các em mất tập trung trong giờ học. Các cô thường xuyên mặc váy song trang phục rất giản dị, lịch thiệp.
Y phục không chỉ xứng kỳ đức
Ông kể: "Chuyện cấm phụ nữ mặc “quần không đáy” không phải đến bây giờ mới có. Từ đời vua Minh Mạng, nhân dân đã truyền đi bài ca dao: “Tháng Tám có chiếu vua ra – Cấm quần không đáy người ta hãi hùng – Không đi thì chợ không đông – Đi ra bóc lột quần chồng sao đang”.
Tại buổi họp báo chiều ngày 28/8, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý cán bộ (Bộ GD&ĐT) cho biết: Ông Lê Văn Hà, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Việt Trung mới về nhận công tác và trong buổi họp đầu tiên của nhà trường có đưa ra dự thảo quy định cấm giáo viên lên lớp mặc váy. “Tuy chưa có văn bản chính thức về quy định này, nhưng nhiều giáo viên nữ đã phản đối và không đồng tình. Đến lúc này, nhà trường không còn triển khai quy định nữa. Bên cạnh đó, Bộ đã có văn bản quy định về văn hóa công sở và Quyết định 16 về đạo đức nhà giáo, dự thảo này không phù hợp với hoàn cảnh nhà trường”, ông Minh nói. |
---|
VietBao.vn (Theo Kiến thức)
TIN NỔI BẬT CHUYÊN MỤC XÃ HỘI
Quần không đáy, hay cài gì đó khác cũng chỉ là giải pháp tình thế, hiện nay đời sống của các thầy cô giáo đã tốt hơn, so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay tại một số vùng trong cả nước còn tốt hơn nhiều, có điều kiện kinh tế các cô giáo thỏa sức ăn diện, trang phục, phấn son lòe loẹt.v.v... đã khiến bục giảng thành sàn diễn thời trang, không dám lao động dù chỉ là việc rửa bộ ấm chén uống nước, quét dọn phòng làm việc của chính các cô vì sợ dây bẩn, nên phải cắt cử học sinh các lớp thay phiên nhau trực nhật quét dọn làm vệ sinh. Bác Hồ có dạy nghành giáo dục thế không? nghành giáo dục cần nghiêm túc xem lại mình và đừng để bục giảng biến thành " sàn diễn thời trang".
Nói tới mặc váy (quần ngắn) như thế nào?mong nhà nước có chương trình tham khảo lấy ý kiến nhân dân. .mỗi một dân tộc đều có lối sống của dân tộc ấy. . là thầy cô giáo cái đẹp về lý tưởng phong cách lối sống là quan trọng, vừa giữ được truyền thống của dân tộc. . vẫn thanh lịch hào hoa nhã nhặn. .nếu ai chống đối. . ý kiến đưa ra thiếu thuyết phục cần cho ra khỏi ngành giáo dừng vì con sâu làm ngầu nồi canh.phải nói có Thầy , Cô trên bục giảng còn quá trẻ ăn mặc mốt thời trang. . nhưng quên mất là đang đứng trên bục giảng. . các thế hệ đang nghe . . đang coi mọi cử chỉ. . của thầy Cô truyển tải tới lớp thế hệ kế cận các hình Ảnh
mẫu mực để Học
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương , thời tiết Hà Nội trời hửng nắng, đến chiều tối có going và tố lốc, gió giật mạnh. Sài Gòn trời nắng.
Nhận thấy việc thu “phí đồng cỏ” của người dân là việc làm không đúng, chính quyền hứa sẽ trả lại tiền phí và xin lỗi bà con.
Viết phản hồi