Ít nhất 20 giải thưởng với tổng trị giá 6 tỷ đồng sẽ được trao cho các ý tưởng, sáng kiến về chống tham nhũng qua chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2013.

>> Chống tham nhũng: Hãy bắt đầu từ công khai tài sản >> Chống tham nhũng: Sống xa hoa hơn thu nhập phải giải trình
>> “Chống tham nhũng: Súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu”
Ngày 29/11, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới chính thức phát động chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng năm 2013 (VACI 2013) với chủ đề “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng”. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và cho thấy tiềm năng của các sáng kiến từ xã hội đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
VACI 2013 sẽ hướng vào các đối tượng tham gia là các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa phương có tư cách pháp nhân, trừ các cơ quan Thanh tra Trung ương, Bộ ngành, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thế giới và các cơ quan thuộc quân đội và công an.
Đại diện Thanh tra Chính phủ và các nhà tài trợ VACI 2013 trong buổi họp báo phát động chương trình.
4 chủ đề nhỏ được khuyến khích hiến ý tưởng là: xây dựng một nền hành chính phục vụ, tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin, nâng cao tính trách nhiệm. Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ Ngô Mạnh Hùng cho hay, đối với chủ đề xây dựng một nền hành chính phục vụ, các sáng kiến sẽ khuyến khích tinh thần "công bộc của dân" của cán bộ, công chức.
Chương trình khuyến khích các ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao tính minh bạch trong thủ tục hành chính và thu chi ngân sách, các sáng kiến đề cao các chuẩn mực và giá trị xã hội, chỉ ra các kẽ hở dễ dẫn tới vi phạm đạo đức và liêm chính của khu vực công cũng như các biện pháp để đưa các chuẩn mực và giá trị đó vào thực tế...
Các sáng kiến nhằm tăng cường cải cách hành chính theo hướng một nền hành chính phục vụ, xây dựng cơ chế hiệu quả để thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước người dân: khi nào giải trình, giải trình như thế nào và giải trình cái gì, các sáng kiến xây dựng hệ thống giám sát và ghi nhận sự hài lòng của người dân với việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở...
Bên cạnh đó, VACI cũng hướng đến việc trở thành một diễn đàn để các chủ thể của đề án và người dân có thể trao đổi kiến thức pháp luật, tình hình và kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống tham nhũng.
Thời điểm nhận bài dự thi là từ ngày 29/11/2012 đến 17h ngày 18/3/2013. Ban Tổ chức sẽ trao giải vào tháng 6/2013. Dự kiến sẽ lựa chọn ít nhất 20 đề án xuất sắc nhất để tài trợ kinh phí thực hiện. Mỗi đề án có thể được cấp tối đa 300 triệu đồng để thực hiện trong thực tiễn nhằm nâng cao chỉ số và hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng tại Việt Nam.
VACI lần đầu được tổ chức vào năm 2011 với 160 sáng kiến dự thi và 34 sáng kiến được tài trợ thực hiện. Đây đều là những sáng kiến có tiềm năng phát triển và nhân rộng ở cấp địa phương.
TIN NỔI BẬT CHUYÊN MỤC XÃ HỘI
ấy tháng gần đây, người dân ở hai xã Ea Tam, Chư K’lông (huyện Krông Năng) đổ xô vào rừng khai thác “gỗ đổi màu”.

Gỗ đổi màu bị thu giữ tại Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng. Người dân cho rằng, khi chế tác đồ mỹ nghệ loại gỗ này có thể đổi màu theo thời gian và nhiệt độ. Ban đầu gỗ có màu trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu tím rồi màu xanh.
Gỗ có màu sắc đẹp, nhiều vân lại giống với gỗ thủy tùng (nhóm 1A) nên đã tạo cơn sốt săn lùng. Nhiều người dân vào Khu bảo tồn thiên Ea Sô để khai thác “gỗ đổi màu”.
Ông Nguyễn Văn Kiểm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, đơn vị đã bắt giữ 15 vụ vận chuyển trái phép gỗ loại này, thu giữ khoảng 4,5 m3 gỗ, xử phạt 65 triệu đồng, “Song việc khai thác chưa có dấu hiệu giảm do lợi nhuận khá cao, tiêu thụ dễ”.
Mới đây, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô phải gửi mẫu “cây đổi màu” đến Khoa Nông Lâm - Đại học Tây Nguyên để giám định. Kết quả cho thấy cây này thuộc họ Trôm, có thể là loài Trường hùng trái to và không thuộc danh mục cây quý hiếm.
Nguồn đọc thêm:
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=505857#ixzz2DU6WcA27 http://www.xaluan.com/ ấy tháng gần đây, người dân ở hai xã Ea Tam, Chư K’lông (huyện Krông Năng) đổ xô vào rừng khai thác “gỗ đổi màu”.

Gỗ đổi màu bị thu giữ tại Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng. Người dân cho rằng, khi chế tác đồ mỹ nghệ loại gỗ này có thể đổi màu theo thời gian và nhiệt độ. Ban đầu gỗ có màu trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu tím rồi màu xanh.
Gỗ có màu sắc đẹp, nhiều vân lại giống với gỗ thủy tùng (nhóm 1A) nên đã tạo cơn sốt săn lùng. Nhiều người dân vào Khu bảo tồn thiên Ea Sô để khai thác “gỗ đổi màu”.
Ông Nguyễn Văn Kiểm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, đơn vị đã bắt giữ 15 vụ vận chuyển trái phép gỗ loại này, thu giữ khoảng 4,5 m3 gỗ, xử phạt 65 triệu đồng, “Song việc khai thác chưa có dấu hiệu giảm do lợi nhuận khá cao, tiêu thụ dễ”.
Mới đây, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô phải gửi mẫu “cây đổi màu” đến Khoa Nông Lâm - Đại học Tây Nguyên để giám định. Kết quả cho thấy cây này thuộc họ Trôm, có thể là loài Trường hùng trái to và không thuộc danh mục cây quý hiếm.
Nguồn đọc thêm:
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=505857#ixzz2DU6WcA27 http://www.xaluan.com/ Viet Bao (Theo Dân trí)