Với tên gọi ban đầu Thế hệ @ trên tập kịch bản hàm chứa một xác tín hoành tráng, khi hoàn thành và ra mắt bộ phim thì tên gọi ấy không giữ nguyên mà đổi thành Những công dân @ (Hãng phim thời sự tài liệu – khoa học trung ương, tháng 1-2004). Dù vậy ngay tên mới vẫn rành rõ sự rắn rỏi trong ý niệm – về một thời đại chứng kiến sức mạnh của tri thức, trong đó giới trẻ sống trong một thế giới nối mạng không biên giới của internet…
“Người trong phim”
 |
Ngô Thái Uyên |
Ngô Thái Uyên, họa sĩ sắp đặt và trình diễn, thiết kế thời trang, từng theo học tại Học viện nghệ thuật Massachusetts về gốm, dệt và một chút về bộ môn visual language.
+ Uyên định nghĩa thế nào là “công dân @” ? Muốn trở thành công dân @, phải… làm sao ?
-Thật khó khi định nghĩa về “công dân @”, vì Uyên nghĩ không có chuẩn mực cho con người thời đại. Nhưng để có thể thích ứng cuộc sống và sống có ích cho xã hội đương đại và dự trữ năng lượng cho tương lai, đặc biệt ở một môi trường xã hội thay đổi nhanh nhưng không đồng đều như hiện trạng xã hội VN thì cuộc sống của những người trẻ như bọn Uyên phải luôn luôn dành thời gian để suy nghĩ về bản thân mình, xác định mình đang đứng ở đâu.
Công dân thế hệ @ muốn đi những bước tiếp theo một cách vững chắc thì phải biết mình đang đi như thế nào và đang đi con đường nào…
+ Đi, với Uyên, là sao ?
Nguyễn Thanh Sơn, đại diện thương mại bang Oklahoma tại ASEAN đồng thời là nhà phê bình văn học trẻ tuổi – “hãy tôn vinh giá trị kép, vật chất đồng thời là tinh thần, kinh ế đồng thời là văn hòa”
Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc công ty Trung Nguyên – “nên tạo lập một hình ảnh VN khác sánh vai cùng thế giới”
Vương Vũ Thắng, 21 tuổi, giám đốc công ty truyền thông Việt Nam – “chúng tôi luôn muốn được người khác tin tưởng, trao trách nhiệm”
|
- Bắt đầu công việc kinh doanh sau khi lãnh bằng tốt nghiệp đại học được sáu tháng. Lý do kinh doanh của Uyên thì đơn giản nhưng…hơi thiếu logic. Mình muốn tiếp tục học từ công việc thực tế, gặt lấy kinh nghiệm và kiến thức hơn là lợi nhuận cho nên… đã phải trải qua nhiều lúc khó khăn.
Uyên có ý thức về cuộc sống quanh mình với một tí câu hỏi và câu trả lời cho hai chữ “tại sao” từ khi Uyên còn là một con bé con 5 tuổi sau một biến cố gia đình. Kể từ lúc ấy đến nay Uyên đã bước đi được 24 năm rồi… Có lúc đi nhanh, có lúc đi chậm nhưng chưa bao giờ dừng lại và cũng chưa bao giờ dừng suy nghĩ. Uyên tự cho phép mình đôi lúc được đi bằng đôi chân trần.
+ Uyên sợ nhất điều gì ? thừa nhận giá trị nào của người đi trước ?
Sợ nhất cái ngày mà mình không còn khả năng học và làm việc được nữa. Học và làm việc lại cần phải có sức khoẻ, mà sức khoẻ thì lại tùy thuộc vào định mệnh. Người ta rất dễ nhớ đến những điều to tát nhưng đôi khi lại quên đi những điều nhỏ bé, kỳ thực trong cuộc sống có những điều tưởngchừng nhỏ bé lại mang ý nghĩa lớn lao.
Một thí dụ : ông nội của Uyên khi đã hơn 70 tuổi, mỗi ngày khẩu phần sáng là năm ngàn đồng. Ông chỉ mua một gói xôi hai ngàn, để dành ba ngàn, cuối tuần gom tiền để gữi những lá thư cho con ở xa. Ông viết những lá thư rất dài, đôi khi toàn những câu chuyện đã được lặp đi lặp lại cả trăm lần mà ai ai trong gia đình cũng biết. Đối với Uyên, ông đã làm một cử chỉ hi sinh nhỏ, nhưng giá trị tinh thần thì không đo được.
“Người ngoài phim mà cùng @”
 |
Phan Huyền Thư |
Phan Huyền Thư, biên kịch, vào đầu câu chuyện bằng một khát vọng: “Tôi hi vọng
Những công dân @ rồi ra sẽ là Chuyện tử tế (+) của thời nay, được nói bằng một ngôn ngữ khác”.
+ Lúc bắt đầu viết kịch bản, Phan Huyền Thư trước hết chờ đợi điều gì ?
- Thế hệ nào trong lịch sử cũng tồn tại cả đỉnh cao lẫn nỗi tuyệt vọng. Tôi thuộc về thế hệ @, cho nên bộ phim này chính là diễn đàn cho chính thế hệ chúng tôi để sẻ chia buồn và vui, cô đơn và hạnh phúc. Chúng tôi cùng bước lên và ở trên toa tàu của TT đi đến tương lai.
+ Đâu sẽ là điều khiến những công dân @ không bằng lòng nhất ?
- Thật là khó chịu nếu người lớn giảng dạy cho giới trẻ một điều gì đó mà chính họ cũng không hiểu.
+ Tự định nghĩa về công dân @ ?
- Đó chính là tốc độ tư duy trước thế giới hiện đại. Đó là khao khát đặt ra và thực hiện giá trị cho mình. Tôi muốn nói rõ thêm, những công dân @ tự làm nên quyền cho họ, không xin xỏ.
“Người ngoài phim, ngoài @”
 |
Đạo diễn Nguyễn Thước |
“Người ngoài phim, ngoài @” nhưng lại quan trọng cho phim vì anh là… người đứng sau chỉ đạo máy quay ! Đạo diễn
Nguyễn Thước, sau những ngày dài rong ruổi ghi hình đời sống đang chuyển động, lại về với ngôi nhà ấm cúng trong một ngõ khúc khuỷnh thuộc phố Kim Mã Thượng (Hà Nội). Bất chợt, sau lúc trầm ngâm, anh cất tiếng :
“ Khi đi bấm máy những thước phim đầu tiên, tôi cảm thấy buồn. Cái khoảng cách giữa mình với thế hệ trẻ là điều có thật, điều tất nhiên. Tôi rơi vào cảm giác không ngồi chung toa tàu với họ…”
+ Anh đã tìm lại cảm hứng làm phim, cách nào ?
Tôi cảm ơn Phan Huyền Thư, cô ấy chính là @. Tôi tìm hiểu dần cách nghĩ, cách sống của giới trẻ. Không phải là giới trẻ chung chung, ai mà chẳng qua một thời TT, thế nhưng giới trẻ mà tôi đề cập lại thuộc về thời đại tin học. Có một chuyển biến mạnh mẽ trong thế hệ trẻ này.
Tôi nhìn thấy không ít người trẻ khởi nghiệp đầy tự tin, họ thực hiện những triết lý kinh doanh – tôi muốn nhấn mạnh – có chiều sâu văn hoá. Họ truyền niềm tin cho tôi về tương lai đất nước, càng đi làm phim về sau tôi càng thấy mình … như trẻ ra (cười).
NGUYỄN CHƯƠNG