 |
Quang cảnh Đêm thơ Nguyên tiêu tại Cung Văn hóa Lao động (TP Hồ Chí Minh). |
Tối 5/2, những hoạt động khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ hai do Bộ Văn hóa Thông tin và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Văn miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Cũng đêm 5/2, khắp cả nước những nhà thơ cũng đã có một đêm ngồi lại đọc cho nhau nghe những vần thơ đã hoặc vừa mới sáng tác trong Ngày thơ Việt Nam này.
Tại Hà Nội, buổi sáng, sau lễ kéo cờ thơ, thả thơ, công chúng yêu thơ đã được nghe một số nhà thơ trình bày các sáng tác của mình. Tiếp đó là buổi hội thảo thơ có tên gọi Thơ Việt Nam - truyền thống và đổi mới được tổ chức ngay tại nhà Thái Học. Rất nhiều bản tham luận của các nhà thơ, những người trong cuộc, đã được trình bày với mong muốn trả lời câu hỏi thế nào là tính truyền thống, tính hiện đại trong thơ ca Việt Nam hôm nay. Buổi tối, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi trình diễn thơ và giao lưu giữa những người làm thơ với khoảng 1.500 thầy cô giáo và sinh viên các trường đại học của H
Trao giải thơ trong Ngày thơ Việt Nam
Ngày thơ Việt Nam diễn ra đêm rằm tháng giêng Giáp Thân (5/2) tại nhà hát Hậu Giang thuộc nội ô thành phố Cần Thơ. Chương trình của ngày thơ ngoài việc giới thiệu cho công chúng thưởng thức vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật thể hiện trong bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn là dịp để Hội Văn học nghệ thuật TP công bố kết quả, tổ chức trao giải và trình tấu các thi phẩm đạt giải qua cuộc thi thơ TP lần thứ I vừa kết thúc. Cuộc thi đã thu nhận được trên 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó giải nhì (không có giải nhất): Bài chính tả đầu tiên của Nguyễn Thanh Sơn (Cần Thơ) và Ngày con trở lại của Vương Sỹ Ca (Vĩnh Long), giải ba: Hành hương cứ cũ (Nguyễn Thượng Hiền - Cần Thơ), Chị tôi (Phạm Bội Anh Thuyên -Bến Tre), Chuyện người đưa đò (Hoàng Ngân - Cần Thơ) và 6 giải khuyến khích. (Khoa Chiến)
|
à Nội.
So với năm ngoái, Ngày thơ Việt Nam năm nay được tổ chức quy mô hơn, phong phú hơn và thu hút được nhiều hơn sự chú ý của công chúng yêu thơ. Nhưng, vẫn là một vấn đề chạm lòng tự ái của nhiều nhà thơ trẻ, là Ban tổ chức hạn chế mời những người trẻ tham gia vào các diễn đàn trong ngày hội thơ. Trong các buổi đọc thơ, hội thảo, chủ yếu vẫn là các nhà thơ lớn tuổi, còn cánh trẻ thì giữ tâm lý “đến xem các bác” là chính. Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ các buổi hội thảo trong những ngày hội thơ, vì chúng ta đã thường xuyên hội thảo trong năm rồi, mà nên dành thời gian cho việc đọc, ngâm, trình diễn thơ thì hơn. Chủ đề của cuộc hội thảo thơ năm nay lại quá chung chung, và rất khó có thể giải quyết trong một buổi được.
Tại TP Hồ Chí Minh tối 5/2, để mừng Ngày thơ Việt Nam lần 2, đông đảo người làm thơ, yêu thơ, đã đến dự Đêm thơ Nguyên tiêu Giáp Thân 2004 do Cung Văn hóa Lao động, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và tạp chí Tài hoa trẻ đồng tổ chức tại cung. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng được “phân công” dẫn chương trình. Lời khai mạc khá nhẹ nhàng, ngắn gọn của ông Nguyễn Vũ Tiềm, tác giả cuốn Một nghìn câu thơ tài hoa, đã giúp đêm thơ có những phút mở đầu thanh thản. Và NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm bài thứ nhất: Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh, với bản dịch Xuân Thủy: Rằm xuân lồng lộng trăng soi. Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân...
Tiếp đó, chị Lý Bạch Huệ, vợ cố thi sĩ Thu Bồn, diễn bài Nhớ bắc của Huỳnh Văn Nghệ có hai câu để đời: Từ độ mang gươm đi mở cõi. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Số bài diễn ngâm như trên (5 bài) so với số bài các tác giả tự đọc (13 bài) không nhiều. Đọc thơ một cách tự nhiên, diễn cảm như đang trò chuyện, đã chiếm phần lớn thời lượng của đêm thơ, qua các bài Kính mẹ (Trương Nam Hương), Vì thơ tôi phải đi vay (Nguyễn Vũ Tiềm), Làng phu và mảnh Bát Tràng (Vũ Xuân Hương), Gió hồi sinh (Phan Hoàng)... Tuy Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), song đã gần nửa tháng 2 tây (gần Ngày tình yêu) nên đêm thơ chuyển màu "mực tím" với một bài của Nguyễn Thái Dương, nhan đề Thơ tặng 14/2: Yêu có phải là hân hoan chờ đợi. Phút nhận về... bao nỗi đắng cay riêng? Nhiều đêm trường anh hỏi lòng như vậy. Câu trả lời lấp lửng phía vô biên. Cùng hòa âm vào đó, Lê Thiếu Nhơn góp bài Thị xã của tình yêu do nghệ sĩ Ái Loan diễn ngâm. Một Lục bát thơ của Nguyễn Công Bình, biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Niên, thoát ra khỏi "khung cửa hẹp" thường ngày của công việc để bay bổng cùng nhịp thơ sáu tám.
Người năng động và tha thiết đứng ra góp tay tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu là nhà thơ Lê Xuân Đố, anh hiện biên tập thơ ở Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, và đã đọc bài Mưa ngang chiều: Mưa hứng làm thi sĩ/bài thơ hoàng hôn/mang mang màu tím lời cô gái hát/trong mưa rạng rỡ gương mặt người yêu (...) Trong mưa người yêu nhau lại hát.
Các nhà thơ Lê Minh Quốc, Trần Thế Tuyển, Lê Thị Kim, Phan Ngọc Thường Đoan, Thu Nguyệt, Lê Tú Lệ, Nguyễn Thị Ánh Quỳnh, nghệ sĩ Hải Hòa, mỗi người đều góp một "ánh thơ" cho đêm trăng "nguyên tiêu" để mừng Ngày thơ Việt Nam, và để giữ mãi cho tất cả nguồn suối thi ca Việt, mà khi nhớ lại, ta sống trong ca dao, trong trái tim ngày nào lãng đãng, như Lê Minh Quốc viết: Đó là lúc mà tôi tìm mãi mãi. Một mùi hương nguyên vẹn buổi ban đầu... Câu thơ ấy không đọc trong đêm qua, mà theo tác giả, sẽ có thể đọc trong đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ ba, năm tới. Vâng, ta đã có một điểm hẹn và một cõi hẹn để hướng đến, cho thơ, vào mỗi xuân sang.
Vũ Quỳnh Trang - Giao Hưởng
Sáng 5/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Thơ Đà Nẵng những năm gần đây” với sự tham dự của 70 nhà thơ, nhà phê bình, giảng dạy văn học tại thành phố. Hồi 19 giờ 30 tối qua, đêm thơ đã được tổ chức tại cơ quan Hội với phần giới thiệu sáng tác của nhà thơ Khương Hữu Dụng, các nhà thơ quá cố Thu Bồn, Trinh Đường, Trần Khắc Tám. Nhà xuất bản Kim Đồng đã giới thiệu các ấn phẩm thơ đã in trong năm qua cùng với các tác giả có tác phẩm mới in đã ký tặng bạn đọc đến tham dự... (H.T)
Tại thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam), đêm thơ được tổ chức cùng giờ tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Sau lễ kéo cờ thơ và tưởng niệm các nhà thơ Việt Nam đã quá cố là các phát biểu tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch, thơ Quảng Nam, đọc thơ truyền thống và trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Hai tác giả thơ Nguyễn Hàn Chung và Phan Chín - hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam đã có buổi giao lưu với bạn đọc trong dịp này. (T.Đ.T)
Chiều 5/2, tại trụ sở Hội LH VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra buổi gặp mặt thân mật các hội viên các Hội Liên hiệp VHNT của đất cố đô. Lúc 19 giờ, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra đêm thơ nhân dịp Tết Nguyên tiêu và Ngày thơ Việt Nam lần thứ 2. (B.N.L)
|
|