Chính ông Saddam Hussein đã tham quyền cố vị, các nước Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc và Liên Hợp Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã bóp nghẹt nghị quyết thứ hai vẫn còn bỏ ngỏ cho cơ hội hòa bình sau nghị quyết 1441. Tất cả đã châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh Iraq.
From: Tran Thien Luan
To:
Sent: Thursday, January 08, 2004 1:25 PM
Subject: Tong thong Bush la nguoi ruc sang day an tuong trong nam 2003
Tôi muốn bày tỏ thêm vài vấn đề mà theo tôi, một số bạn đọc đã nhìn nhận còn rất chủ quan về ông Bush và nước Mỹ. Xin cảm ơn TS rất nhiều đã dành cho tôi cơ hội bày tỏ.
Các bạn mến!
Việc bầu chọn ai là người có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới rõ ràng các bạn đã công nhận thuộc về Tổng thống George Bush với đa số phiếu áp đảo trên bảng thăm dò của VnExpress, hẳn chúng ta chẳng còn phải bàn cãi. Nhưng vần đề là ảnh hưởng đó có mang tính tích cực không khi ông Bush ra lệnh tấn công Iraq - điều mà đã đưa ông ta lên làm nhân vật tác động mạnh nhất hành tinh năm 2003.
Một số bạn Diệu Hương , Đức Việt , Trường Giang , Đỗ Tùng , Thu Hà , Tùng Linh , Công Thành , Quỳnh Trang , Kingsise Smiles ...đều không công nhận cuộc tấn công của tổng thống Bush vào Iraq là hợp lý và các bạn quyết liệt phản đối. Các bạn có lý do chính đáng được tôn trọng của các bạn khi các bạn làm điều đó, nhưng tôi xin mạn phép bày tỏ vài điều mong các bạn nhìn nhận lại.
Các bạn hãy nhớ lại hàng loạt các chuỗi sự kiện mà tôi sẽ dẫn ra đây để có cách nhìn rõ ràng hơn về cuộc chiến Iraq. Theo tôi, chính ông Saddam Hussein đã tham quyền cố vị, các nước Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc và Liên Hợp Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã bóp nghẹt nghị quyết thứ hai vẫn còn bỏ ngỏ cho cơ hội hòa bình sau nghị quyết 1441. Tất cả đã châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh Iraq. Tổng thống Mỹ Bush buộc phải hành động vì nước Mỹ và vì nền tự do, hòa bình cho thế giới! Ông xứng đáng là người rực sáng nhất, ấn tượng nhất hành tinh năm 2003. Chúng ta nên nhắc lại vài vấn đề sau để minh chứng cho điều này.
1. Tại sao các nước Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong việc Mỹ tấn công Iraq?
Pháp là nước quyết liệt chống Mỹ dùng vũ lực giải giới Iraq, lớn tiếng đòi đại diện cho những nước muốn bảo vệ hòa bình. Pháp tự cho mình là cường quốc và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để phủ quyết những đề nghị của Mỹ đưa ra đòi giải giới Iraq. Sự chống đối quyết liệt của Tổng thống Pháp Jacques Chirac bởi những nguyên nhân như sau:
Sự liên hệ giữa Jacques Chirac và Saddam Hussein có từ lâu đời. Năm 1975, khi Chirac còn làm thủ tướng thì Chirac và Saddam gặp nhau đã trở thành đôi bạn thân thiết. Khi Chirac trở thành tổng thống thì ông là tổng thống đầu tiên đến thăm Iraq và trở nên gắn bó với Saddam lúc đó còn là Phó tổng thống và là người có nhiều quyền lực tại Baghdad. Để tỏ lòng tin tưởng đối với Tổng thống Chirac, Saddam đã ký một giao kèo cho Pháp khai thác những mỏ dầu hỏa hỏa béo bở cộng thêm 23% cổ phần dầu hỏa. Để đáp lễ, Chirac ký giao kèo xây dựng cho Iraq một trung tâm chế bom nguyên tử tên Osarak tại Tammuz gần thủ đô Baghdad. Trung tâm nguyên tử này đã bị máy bay Do Thái ném bom phá hủy vào tháng 9/1980. Nước Pháp bán cho Iraq gần 20 tỷ dollars về các loại vũ khí kể cả phi cơ chiến đấu Mirage, và Pháp là nước nhập cảng hàng của Iraq lớn thứ nhì trên thế giới sau Liên Xô, đồng thời là thị trường nhập cảng dầu hỏa lớn nhất tại Châu Âu. Năm 1986, Jacques Chirac đã tuyên bố rằng nước Pháp là người bạn và đồng minh của Iraq.
Mặc dù có những gián đoạn ngoại giao vào năm 1991 khi Iraq xua quân chiếm Kuwait, nhưng vì quyền lợi nên hai bên đã nhanh chóng gắn bó và giao dịch đi ra ngoài những quy ước cấm vận của Liên Hiệp Quốc cặp Chirac - Saddam trở thành tri kỷ.
Chính sách của Chirac đối với Saddam được thực hiện bởi Pierrce Duval, người đàn ông trẻ thông minh về chính trị và lịch lãm về ngoại giao thường được mời vào họp trong nội các Saddam. Mỗi tháng, Duval ở Iraq mười ngày để đại diện cho Chirac làm quan thày cho Saddam và là bạn thân của Qusay Hussein, con trai thứ của Saddam và có triển vọng sẽ thay Hussein.
Vì những gắn bó về quyền lợi kinh tế và mật thiết về chính trị đối với Iraq nên Pháp phải giữ Saddam Hussein. Vì khi Saddam không còn, liệu chính phủ mới lên có còn giữ những giao kèo và những đặc quyền của Pháp tại Iraq hay không? Nhất là khi Iraq bị giải giới, chính phủ thân Mỹ sẽ lên nắm quyền mọi quyền lợi của Pháp đối với Iraq nói riêng và có thể cả khối Trung Đông sẽ không còn.
Vì quyền lợi mà Pháp đã đối xử vô ơn bội nghĩa với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là kẻ cứu tinh của Pháp qua bao thăng trầm của lịch sử: Thế chiến I, khi Đức đe dọa dùng vũ lực xâm lăng Pháp, Hoa Kỳ đứng ra can thiệp và chặn đứng giấc mộng xâm lăng. 20 năm sau, Thế chiến II năm 1945, Hitler của Đức Quốc Xã đưa quân xâm lăng nước Pháp, người dân Pháp sống trong cùng cực của kẻ bị mất nước, Hoa Kỳ đã hy sinh hằng chục nghìn binh sĩ để giải phóng cho nước Pháp được tự do. Sau Thế chiến II, Pháp là nước được hưởng nhiều quyền nhất trong kế hoạch Marshall của Mỹ (U.S. Marshall Plan) để xây dựng lại kinh tế đổ nát thời hậu chiến. Gần 40 năm, trong suốt thời gian chiến tranh lạnh, nhờ chiếc dù NATO của Mỹ nên Pháp được sống yên ổn trước sự đe dọa của khối Warsaw cũ. Để rồi Pháp trả ơn Mỹ bằng những việc làm phản phúc nhiều lần trong Chiến tranh Lạnh, và Pháp đã ráo riết vận động chống Mỹ giải giáp độc tài quân phiệt Saddam Hussein.
Đức là quốc gia cung cấp nhiều chuyên viên và vật liệu cho Iraq để chế các loại bom sinh và hóa học. Năm 1991, Iraq đã bắn hàng chục hỏa tiễn Scud qua Israel và dọa sẽ bắn hỏa tiễn mang đầu đạn chất độc hóa học học bom sinh học. Tất cả những vũ khí này được chế tạo tại Đức hoặc do kỹ sư Đức làm ra tại Iraq. Tài liệu từ Deutsche Welle số ra ngày 17-12-2002 tường thuật nước Đức đứng hàng đầu cung cấp chất liệu (vật liệu và chất xám) cho Iraq để chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Theo Tageszeitung thì ông ta có tên 80 người Đức đã chuyển vật dụng, kỹ thuật, huấn luyện và kể cả giúp đỡ toàn bộ kỹ thuật xây dựng nhà máy để chế bom nguyên tử, sinh học và hóa học cho Iraq từ năm 1975. Và chắc chắn rằng những trao đổi này Iraq phải trả cho Đức một số tiền rất lớn.
Vì những lý do trên, khi Hoa Kỳ có ý định dùng quân sự giải giới Iraq thì Thủ tướng Đức Gerhard Schroder đã chống ngay từ đầu, thậm chí cựu bộ trưởng Tư pháp Đức còn phỉ báng đem so sánh Tổng Thống George W. Bush với Hitler.
Nga một thời là đối thủ của Mỹ, sau đó dù sa sút vì nền kinh tế của đến bờ vực thẳm, buộc phải đổi mới và tái cấu trúc để tự cứu. Mỹ là nước dang tay dìu dắt Nga vào ngưỡng cửa kinh tế thị trường tự do, gia nhập G7 và phát triển chính trị dân chủ. Mặc dù phải mang ơn Mỹ, nhưng vẫn còn mặc cảm là một cường quốc đã từng bao phen làm cho Mỹ điêu đứng. Nga không muốn Mỹ vượt trội bao phủ hoàn cầu do đó khi cương, khi nhu về phe với Pháp trong việc giải giới Iraq.
Hơn thế nữa, Nga còn có nhiều quyền lợi ở Iraq. Trước chiến tranh Iraq, 50% tổng sản lượng dầu thô mà Mỹ mua của Iraq nhưng qua các công ty khai thác dầu hỏa của Nga và Pháp. Nếu Hoa Kỳ hạ bệ Saddam Hussein thì sự khai thác kinh tế mà Saddam đã ký với Nga gần 40 tỷ USD liệu rằng còn có giá trị hay không? Số tiền mà Iraq đang nợ của Liên Xô 8 tỷ USD liệu có được thanh toán khi Saddam bị hạ bệ? Điều này có thể thấy được câu trả lời lập lờ của Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga Alexander Vershbow về quyền lợi và những mỏ dầu do Nga khai thác tại Iraq có được bảo đảm sau thời hậu Saddam Hussein hay không? Ông đại sứ trả lời : Người Mỹ cố gắng để duy trì tình trạng nguyên vẹn, nhưng trong thời kỳ chiến tranh không có gì được bảo đảm cả (thật quá rộng lượng !)
Trung Quốc âm thầm nhưng rất khôn khéo, không đối đầu vì sợ bị đụng chạm với Mỹ lúc đó bất lợi. Thái độ của Trung Quốc khi nhu khi cương để ngư ông đắc lợi. Chờ cơ hội là đặt giá với Mỹ để có dollar! Trung Quốc cố vươn lên và đang bành trướng thế lực nhưng vấp trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể đã cung cấp các kỹ thuật xây cất nhiều cơ sở bí mật cho Saddam Hussein, bán các loại kỹ thuật hỏa tiễn và thời cũng có những hợp đồng về dầu hỏa đối với Iraq. Đó là những lý do khiến Trung Quốc phản đối việc dùng quân sự giải giới Iraq.
Những nước này đã ra sức phản đối nghị quyết thứ hai sau khi nghị quyết 1441 của LHQ bị ông Saddam Hussein chà đạp, bất tuân, vì họ sợ sau khi Iraq bị giải giáp bằng nghị quyết thứ hai của LHQ, họ sẽ mất trắng các quyền lợi này. Cũng nên nhớ rằng nghị quyết thứ hai vẫn bỏ ngõ cho một cơ hội hòa bình cho Iraq nếu Saddam chấp nhận giải giới và ra đi.
Trước những thử thách đố đó, Hoa Kỳ nhìn rõ bạn và thù, mặc dù chính trị của Mỹ đã học thuộc lòng không có bạn lâu đời, mà chẳng có thù truyền kiếp, Tổng thống Bush phải hành động thôi để trả lời!
2)Tại sao ông Saddam Hussen và LHQ phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến này?
Ngày 6/3/2003 tại Nhà Trắng, Tổng thống Bush đã nói rằng Saddam Hussein là mối đe dọa đối với người Mỹ. Loại trừ chế độ Saddam Hussein để mở đầu cho kỷ nguyên hòa bình tại Trung Đông giữa Palestine và Do Thái, và cuối cùng sau khi lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein sẽ trả lại cho nhân dân Iraq một đời sống hạnh phúc trong một thể chế chính trị tự do dân chủ. và thế giới sẽ trở lại hòa bình, thịnh vượng hơn.
Trong khi vận động sự hậu thuẫn của thế giới, Mỹ đã thuyết phục mọi người và cả nhân dân Mỹ về chính nghĩa chống khủng bố, diệt độc tài, xây dựng tự do dân chủ cho nhân dân Iraq và đem lại trật tự cho vùng Trung Đông. Cho đến giờ phút biết chắc Liên Hợp Quốc không bỏ phiếu thuận giải giới Iraq, Mỹ không thể trông chờ vào sự đồng thuận của Liên Hợp Quốc. Biết được sự việc như thế, Tổng thống Bush trong buổi họp báo tại Washington ngày 6/3/2003, ông đã khẳng định rằng: "Chúng ta không cần Liên Hợp Quốc chấp nhận để hành động".
Việc giải giới Iraq là vấn đề tối quan trọng đối với Mỹ và phải đạt mục tiêu với một trong hai kết quả sau đây:
- Saddam Hussein từ nhiệm, xin tị nạn chính trị tại một quốc gia nào đó, toàn bộ vũ khí tại Iraq bị phá hủy. Quân đội Hoa Kỳ sẽ theo các tổ chức của Iraq chống chế độ Saddam Hussein tiến vào Iraq để đặt một chế độ dân chủ thân Mỹ tại Iraq.
- Nếu Saddam Hussein không rút lui, thì quân đội Hoa Kỳ và đồng minh sẽ tấn công Iraq để hạ bệ Saddam Hussein đồng thời phá hủy toàn bộ các loại vũ khí mà Iraq đang sở hữu.
Rõ ràng ông Bush đã tạo cho S. Hussein một cơ hội để đổi lấy hòa bình khi ông còn nói thêm: hòa bình hay chiến tranh là sự lựa chọn của Saddam Hussein. Chính ông Hussein đã vì tham quyền cố vị mà ông không muốn từ bỏ quyền lực khi mà Mỹ đã bỏ ngỏ cho ông một cơ hội để tránh chiến tranh qua "tối hậu thư" trên của tổng thống Bush. Còn LHQ đã bóp chết nghẹt nghị quyết thứ hai mà Mỹ đưa ra sau khi Saddam chà đạp nghị quyết 1441,theo tôi nếu nó được thông qua sẽ tránh được cuộc chiến Iraq vì ông Hussein buộc lòng phải ra đi trước áp lực của cộng đồng Quốc tế như ông Taylor tổng thống Lyberia đã làm mà các bạn đã thấy sau này.
Bạn nghĩ lại mà xem, Hợp chủng quốc Hoa kỳ luôn là người công bố chiến tranh trước cho đối phương và cho đối phương cợ hội lựa chọn hòa bình hay chiến tranh (thật rất nhân đạo!). Nếu giáo chủ Omar giao nộp Osama bin laden và giải tán Taliban thì sẽ không có chiến tranh Afghanistan. Nếu Saddam từ nhiệm ra đi và Hội đồng Bảo an LHQ đừng bóp nghẹt nghị quyết thứ hai mà Mỹ soạn thảo thì tôi tin rằng sẽ không có chiến tranh như thế đâu các bạn ạ.
Tôi rất thích đọc bài viết của hai bạn Nguyễn Linh và Công Minh , các bạn rất sâu sắc. Nhân dịp xuân về, kính chúc quý báo TS cùng các bạn hưởng một mùa xuân tràn đầy niềm vui, sức khoẻ và hạnh phúc.
|