Nhiều người đã bày tỏ ý kiến của mình dựa trên những quan điểm chính trị, quân sự, ngoại giao. Nay tôi xin trình bày khía cạnh khác có ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của tôi. Đó là khía cạnh văn hoá.
From: jaime
To:
Sent: Friday, March 07, 2003 11:50 PM
Subject: Jaime Barragan : Mot tham hoa van hoa mang tinh nhan loai
Tôi bị thuyết phục trước những ý kiến của các bạn Lê Trường Giang , Nguyễn Tín , Vũ Hiển ... và cảm thấy yên lòng khi không phải ít người có cùng suy nghĩ như tôi. Các bạn đã nói giúp tôi gần hết những điều tôi muốn nói. Trong một cuộc tranh luận, ai cũng cho rằng ý kiến của minh là đúng, là công tâm. Thậm chí, có người cho những ý kiến trái ngược với mình hoặc là những thông tin một chiều lượm lặt được, hoặc là mang nặng thành kiến, là hằn học nên thiếu công bằng, là khó nghe... Nếu họ đưa ra những lý lẽ thì cũng biết dừng lại đúng lúc để khỏi lỡ lời mà đưa vào những ý kiến bất lợi cho quan điểm của mình.
Nhiều người còn nhìn việc người Mỹ đưa quân vào lật đổ Taliban như là một kỳ tích đóng góp cho hoà bình thế giới mà quên rằng, Mỹ chính là cha đẻ ra quái thai Taliban. Nghe các bạn ca ngợi sự ưu tú của Mỹ, tôi không khỏi chạnh lòng. Người Việt Nam có câu "Xây chín ngôi chùa không bằng cứu một mạng người". Nếu theo các bạn, những đồng đôla là thước đo của sự tử tế, nhân hậu thì quả là người Mỹ là những người nhân hậu, tử tế nhất. Và thật tủi thân cho những người khác, cho tôi, vì nhiều khi họ đến với những người có hoàn cánh khó khăn hơn mình nhiều khi chỉ bằng công sức và tấm lòng, dù đó là những tấm lòng không vụ lợi. Họ làm gì có những núi đôla để địch với Mỹ.
Về cuộc chiến tranh Iraq, tôi vẫn xin được giữ quan điểm của mình và xin nêu thêm một vài "thông tin một chiều" mà tôi "lượm lặt" được từ đài BBC phát đi ngày 3-3-2003 hồi 20h (giờ châu Âu) : "Theo điều tra mới nhất, số người không ủng hộ chính sách chiến tranh của Blair là 2/3, và có 9/10 dân chúng cho rằng chiến tranh là không cần thiết". Nếu như chính phủ Anh hùa theo Mỹ mà tấn công Iraq bất chấp Liên Hợp Quốc thì một bộ phận "9/10 dân chúng" có khả năng trở thành một bộ phận đông đảo hơn nữa. Tôi không có "thông tin đa chiều" từ phía Mỹ nên không dám nói! Có bạn nói so với Tổng thống các nước, Tổng thống Mỹ luôn là vị nguyên thủ quốc gia đi đến đâu cũng đuợc chào đón nồng nhiệt nhất. Xin bạn này khuyên Tổng thống Mỹ rằng chớ có đi tới những nơi mà ông không được chào đón.
Luật pháp ở đâu, cấp độ nào cũng được xét xử dựa trên những văn bản pháp luật, mà văn bản pháp luật thì phải dựa trên những chứng cớ. Tất cả chúng ta ở đây đều chờ Mỹ đưa ra những bằng chứng cho thấy Iraq đang sở hữu vũ khí hàng loạt, va Iraq đe doạ trực tiếp đến an ninh của Mỹ. Còn nói như bạn nào đó, Mỹ có chứng cứ nhưng không thể đưa ra được vì những lý do bí mật thì chẳng khác nào nói rằng "tôi bắt anh vì anh đã vi phạm pháp luật dựa trên những chứng cứ tế nhị mà tôi không thể nói ra được". Và nếu họ có chứng cứ như vậy thì đã không phải săm soi bẻ hành bẻ tỏi từng câu từng chữ trong các bản báo cáo của Thanh sát viên vũ khí để tìm khe hở. Và nếu Mỹ và Anh thiện chí thì trong lúc công cuộc thanh sát vũ khí đang tiến hành, họ đã không ầm ầm triển khai quân đội và vũ khí, nay doạ đánh, mai doạ đánh, mang không khí u ám của chiến tranh bao trùm lên cả thế giới.
Xét cho cùng, tôi cũng cho rằng chiến tranh sẽ nổ ra, lý do vì như một bạn nào đó, chó sói chén thịt cừu non sau một hồi đấu khẩu chỉ vì nó thích thế chứ chẳng vì lý do nào cả. Cuộc tranh luận của chúng ta xoay quanh tính hợp pháp của cuộc chiến này. Nhiều người đã bày tỏ ý kiến của mình dựa trên những quan điểm chính trị, quân sự, ngoại giao. Nay tôi xin trình bày khía cạnh khác có ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của tôi. Đó là khía cạnh văn hoá. Đây lại thêm một thông tin đơn chiều mà tôi lượm lặt được từ báo Lao Động ngày 2/3/2003.
Cuộc chiến ở Iraq sẽ đình lại toàn bộ các cuộc khai quật khảo cổ ở Trung Đông, đồng thời phá huỷ vô số những di chỉ của các đô thị cổ xưa của nhân loại ở vùng Lưỡng Hà. Iraq có hàng trăm nghìn di chỉ, trong đó khoảng 10.000 đã được xác định, nhưng mới chỉ thám hiểm được một phần rất nhỏ. Và tất cả chúng đều có thể "thay đổi cái nhìn về lịch sử nhân loại", như là những đợt khai quật trước đã chứng tỏ. Một vài di chỉ đã phát lộ những làng mạc, đô thị và những mẫu văn tự cổ nhất của nhân loại.
Iraq là trung tâm của nghệ thuật và văn minh Hồi giáo, là nơi có những kiến trúc Hồi giáo cổ nhất còn sống sót - như nhà thờ Hồi giáo Great Mosque ở Samarra, cung điện Ukhaidar - và cũng là thánh địa cho dòng người hành hương. Những hầm mộ ở Najaf và Karbala của Imam Ali và Hussein, những người lập ra dòng tu đạo Hồi Shiite, là địa chỉ được thế giới Hồi giáo sùng kính nhất. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, đã có ít nhất một di chỉ kỳ vĩ là tháp đền Sume (ziggurat) ở Ur - có từ 2500 năm trước Công nguyên - bị ném bom. Sốc bom mìn cũng đã làm hỏng những phần mỏng mảnh của Vòm Ctesiphon - một cung điện hùng vĩ có từ 225 sau Công nguyên, và Trường Đại học Hồi giáo Mustansiriya có từ thế kỷ 13 ở Baghdad.
Sau đây là những di chỉ có nguy cơ bị phá huỷ nặng nề nếu chiến tranh xảy ra. Ur, đô thị cổ hưng thịnh từ thiên nhiên kỷ thứ 3 trước CN và được ghi nhận trong Kinh Thánh như là nơi sinh của Abraham. Công trình lớn nhất ở Ur chính là tháp đền Sume, một di chỉ hoàn hảo của Iraq.
Babylon (1700-600 trước Công nguyên), một địa danh làm say đắm lòng người, ở bên bờ của dòng Euphrates, đã là thủ đô của Hammurabi, Nebuchadnezzar và Alexander Vĩ đại.
Những di tích còn lại là Cổng Ishtar đã được phát hiện. Còn những thánh tích như Tháp Babel và Vườn treo Babylon - một trong 7 kỳ quan của nhân loại thời cổ đại - đã xác định được dấu vết.
Nineveh, phía bắc Iraq, là hoàng cung của các vua Assyria như Sennacherib và Ashurbanipal (700-600 trước Công nguyên). Hàng trăm kiến trúc của hoàng cung đã được tìm thấy cùng hơn 20 nghìn mẫu tự hình nêm trong thư viện của Ashurbanipal. Nhà tiên tri trong Thánh kinh Jonah đã truyền đạo ở đây. Hiện Nineveh được tổ chức Gìn giữ Di sản Thế giới xếp trong số 100 di chỉ bị đe doạ nhiều nhất. Ctesiphon (100 tr.CN-900 s.CN), là một trong những kỳ quan kiến trúc của nhân loại. Mái vòm hùng vĩ cao 120 feet với chiều dài 83 feet vẫn còn nguyên vẹn. Vết nứt do chiến tranh vùng Vịnh gây ra năm 1991 đã được các nhà khảo cổ Iraq vá lại. Tuy nhiên, sốc bom đạn có thể làm nó sập xuống bất kỳ lúc nào.
Thủ đô Baghdad cũng là một thánh địa. Đã nổi danh khắp nơi về quá khứ trù phú, học vấn, vẻ đẹp - vô số chuyện trong "Nghìn lẻ một đêm" đã lấy bối cảnh ở đây - song cũng bị tàn phá bao lần. Dù vậy, những toà nhà thời hậu trung cổ vẫn còn đó, cùng những hầm mộ, nhà thờ Hồi giáo, tháp giáo đường, trường ĐH, nhà thờ và lăng chứa thánh cốt Kadhumain. Baghdad cũng có bảo tàng khảo cổ học lớn nhất với những bộ sưu tập "vô địch thiên hạ" về nghệ thuật Babylon, Assyrian, Sumerian. "Nếu bất kỳ một thánh tích dòng Shiite nào ở Karbala, Najaf hay Kadhumain bị tấn công, chúng ta sẽ biết chắc rằng cả thế giới Hồi giáo sẽ nổi giận", Zainab Bahrani - một giáo sư dạy nghệ thuật Hồi giáo ở ĐHTH Columbia - nói. "Sẽ y như là ném bom vào di tích thánh Peter ở Rome vậy".
Cả Iraq là một di chỉ. Chiến tranh sẽ đình lại toàn bộ hoạt động khảo cổ học ở Iraq và Trung Đông, đồng thời nhiều đô thị cổ nhất vùng Lưỡng Hà sẽ bị phá, cướp đến mức sẽ thành "tàn tích của di tích".
Sợ chiến tranh, các nhóm khảo cổ Châu Âu đã rời Iraq từ vài tháng trước, đình lại toàn bộ các cuộc khai quật dọc sông Tigris, Euphrates tại các thánh địa như Uruk, Assur, Nimrud và Nineveh. Nhiều nhà khảo cổ cũng sẽ không khai quật ở Syria, Jordan hay cả nam Thổ Nhĩ Kỳ vì không thể đảm bảo an toàn cho nhóm đào bới và sinh viên. Khảo cổ ở Israel còn tệ hại hơn. Khoảng 30 điểm khai quật của người Mỹ đã phải đắp chiếu để đấy. Ngay những nhóm người Israel, vốn dày dạn chiến tranh, cũng sẽ không đào bới gì trong năm nay. Giới khảo cổ học Mỹ cũng cảnh báo với các quan chức nước này về hậu quả khôn lường mà chiến tranh sẽ mang tới trên mảnh đất có nền văn minh cổ xưa nhất nhân loại, nơi đô thị và chữ viết ra đời từ hơn 5500 năm trước.
Còn phản ứng của Lầu Năm Góc? "Họ biết rằng thái độ đối với di sản văn hoá tôn giáo là hết sức quan trọng với dư luận quốc tế", Tiến sĩ Gerstenblith, Viện Khảo cổ học Mỹ nói. "Và chỉ có vậy mới có thể rửa mặt mà nói chuyện với các hàng xóm của Iraq ở Trung Đông".
Giới khảo cổ và các nhà sưu tầm nghệ thuật đang hết sức lo lắng về nạn trộm cướp hậu chiến. Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, nạn trộm cướp đã khiến các bảo tàng và điểm khai quật ở Iraq sống dở chết dở. Các bức tượng Assyrian ở bắc Iraq đã bị cưa nhỏ để mang đi. Những di chỉ chưa khai quật ở miền nam thì bị kẻ trộm ủi phẳng và chở cổ vật đi bằng xe tải. Một nhà khảo cổ nói rằng một chiếc xe ngoại giao đã bị giữ lại ở biên giới Iraq - Jordan với 80 cổ vật. Tiến sĩ John Malcolm Russell - ĐH Nghệ thuật Massachusetts - nói rằng trong 10 năm qua "đã có một cơn lũ hàng nghìn cổ vật của Iraq trôi nổi trên đủ loại thị trường, từ nhà bán đấu giá đến Internet".
Sợ một viễn cảnh hoang tàn của Iraq sau chiến tranh, Viện Khảo cổ học Mỹ đã kêu gọi "các chính phủ có thiện ý" giúp Iraq bảo vệ và xây lại các bảo tàng, tăng cường các luật bảo tồn. Vì gương tày liếp ở Afghanistan vẫn còn đó. Nước Mỹ hoá ra chỉ bỏ vài xu lẻ để bảo tồn các di sản văn hoá, và Afghanistan đã thành "thánh địa của bọn hôi của". H.K (Theo The New York Times)
Chúc các bạn mạnh khoẻ.
|