![]() |
Ông Charles Taylor |
“Tôi ra đi không phải vì sợ hãi. Tôi ra đi là vì các bạn, vì không muốn các bạn phải đổ máu. Ơn Chúa, tôi sẽ quay trở lại”. Đó là
phát biểu của Charles Taylor trong ngày cuối cùng trên ghế tổng thống Cộng hoà Liberia (11/8), khép lại một lịch sử đau buồn, ai oán của quốc gia Tây Phi nghèo đói, kiệt quệ vì “nồi da xáo thịt”.Có thể nói trong lịch sử thế giới đương đại, chưa có một vị tổng thống dân cử nào lại "có công" mang lại nhiều đau khổ cho người dân và phá nát đất nước như ông Charles Taylor. Lòng tham vô đáy của ông ta đã xô đẩy cả một dân tộc, thậm chí một khu vực vào vòng bi kịch. Chỉ trong vòng gần 7 năm tại vị và 7 năm nổi loạn trước đó, vị tổng thống này đã biến một phần ba dân số (khoảng 1 triệu người) thành người vô gia cư, một phần mười dân số thành người thiên cổ và gây ra cảnh điêu tàn cho không chỉ Liberia, mà còn cả quốc gia láng giềng Sierra Leone.
Tả tơi Liberia
Liberia |
Vị trí: Tây Phi, giáp Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Cote d’Ivoire và Sierra Leone; Dân số: 3,3 triệu người (2003); |
“Đất nước đã bị kéo lùi lại hơn 50 năm dưới thời Taylor". Nhận định này của một nhà nghiên cứu về Liberia quả là không quá lời khi nhìn vào thảm cảnh của quốc gia Tây Phi ngày ông Charles Taylor ra đi.
Là một nước giàu tài nguyên, khoáng sản, lại có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Liberia từng là nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng hoá hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc nội chiến kéo dài 7 năm (1989 - 1996) đã tàn phá các sở hạ tầng, xoá sổ phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, dưới thời ông Taylor, cả đất nước Liberia trở thành một "Tập đoàn Charles Taylor", trong đó đích thân tổng thống nắm vai trò "chủ tịch", điều hành toàn bộ hoạt động khai thác, kinh doanh để làm giàu cho riêng mình. Lần lượt kim cương, khoáng sản, và đặc biệt là nguồn gỗ dồi dào từ rừng rậm nhiệt đới ào ào chảy ra khỏi biên giới quốc gia, mang về hàng đống ngoại tệ cho gia đình tổng thống và một số người.
Nhận xét về “thành tích” tàn phá Liberia về mặt kinh tế, Conmany B. Wesseh, Giám đốc Trung tâm Thực thi Dân chủ, một tổ chức tư nhân của Liberia được Mỹ hậu thuẫn, khái quát: “Cả đất nước đang trải qua một quá trình huỷ hoại về kinh tế. Chẳng có gì để nói về nền kinh tế. Chẳng có hoạt động gì trong hệ thống kinh tế. Tất cả đều quẩn quanh, phụ thuộc vào tính khí bất thường, đồng bóng của tổng thống”.
Về mặt xã hội, đất nước Liberia bị bao trùm bởi một màu tang thương, u ám. Cuộc nội chiến dai dẳng 14 năm qua (7 năm Taylor là kẻ nổi loạn và 7 năm ông ta là tổng thống chống bạo loạn) đã cướp đi mạng sống của hơn 200.000 người và ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ dân số chỉ vẻn vẹn 3,3 triệu người.
Cho đến nay, Liberia vẫn chưa có tên trong danh sách xếp hạng các nước về chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc. Gần như mọi người dân ở đất nước đáng thương này đều đang phải đối mặt với nạn đói hằng ngày, bệnh tật tràn lan, không điện, không nước máy, không dịch vụ công cộng. Đầu tư của nhà nước vào giáo dục và y tế như nước nhỏ giọt. Tất cả đã tạo ra một xã hội u ám, thiếu sức sống, vật vã tồn tại và chủ yếu trông cậy vào viện trợ nhân đạo.
Nguy hại hơn, Taylor đã nặn ra một xã hội bạo tàn, một xã hội mà đa phần công dân của nó chỉ có con đường bắn giết là lựa chọn duy nhất. Lực lượng vũ trang Liberia luôn hiện diện một thành phần đặc biệt là trẻ em với lối ăn vận kỳ quái, đội tóc giả vàng hoe. Taylor không ngần ngại giao súng cho các bé trai 8-10 tuổi và biến đội quân này thành những cỗ máy giết người vô cảm.
Bức tranh u ám về kinh tế - xã hội cũng toả bóng sang nền chính trị, an ninh, quốc phòng như là một hệ qủa tất yếu. Gần 7 năm cầm quyền của Taylor cũng là chừng ấy thời gian ông ta phải sống trong cảnh nơm nớp đề phòng bị ám sát, bị tiếm quyền. Hai thế lực khiến Taylor không lúc nào được bình yên là Phong trào Thống nhất Liberia vì sự Hoà giải và Dân chủ (LURD) và Phong trào Dân chủ ở Liberia (MODEL). LURD và MODEL ngày càng lớn mạnh và chiếm giữ tới hơn hai phần ba lãnh thổ, bao gồm cả những khu vực chiến lược, vốn là nguồn sống của chính phủ. Cũng chính hai phong trào này, cùng với sức ép quốc tế, đã khiến vị tổng thống đầy tham vọng phải từ bỏ quyền lực trong thế chẳng đặng đừng.
Láng giềng vạ lây
Bàn tay nhúng chàm của Charles Taylor không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Liberia mà còn vươn dài sang quốc gia láng giềng Sierra Leone. Cơn khát thèm kim cương không bao giờ vơi cạn đã khiến Taylor, bất chấp cả luật pháp quốc tế, đứng về phe bạo loạn chống lại chính phủ Sier
Charles Taylor |
Sinh năm 1948, là con thứ ba trong gia đình gốc Mỹ có 15 người con; |
Để có được những viên kim cương lấp lánh, Taylor chấp nhận khơi mào cho bạo loạn, bất ổn trong khu vực bằng việc ủng hộ và thậm chí kích động tổ chức Mặt trận thống nhất cách mạng (RUFS) ở Sierra Leone, mở ra một trang sử đau buồn, tang tóc cho quốc gia nhỏ bé này. Cuộc nội chiến dai dẳng và khốc liệt giữa RUFS, đứng sau là Taylor, và quân chính phủ đã nhấn chìm đất nước nghèo đói này vào lạc hậu, cùng quẫn và đẩy hơn 50.000 người dân vô tội xuống mồ.
Thời “oanh liệt” còn đâu
Với bảng thành tích bất hảo của mình, tháng 6/2003, Charles Taylor đã bị Liên hiệp quốc (LHQ) quy kết là tội phạm chiến tranh, tiến hành tội ác chống lại loài người, vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, và buôn lậu kim cương... Bên cạnh đó, với những nợ máu với nhân dân, ông ta còn là mục tiêu trả thù, ám sát số một.
Trong nhiều năm gần đây, do lệnh phong toả đi lại của LHQ, Taylor và bộ sậu của ông ta chỉ quanh quẩn ở nhà, tính toán việc vơ vét và đối phó với lực lượng nổi dậy. Là một người gốc Mỹ (bố là người Mỹ, mẹ là người bản địa), được đào tạo và trưởng thành ở Mỹ, đã từng được Mỹ “chọn mặt gửi vàng”, nhưng ngay từ những ngày đầu cầm quyền, Taylor đã thất sủng ngay trong con mắt chính giới Mỹ và gần như toàn thế giới.
Chọn khu rừng núi thuộc Đông Nam Nigeria làm nơi tị nạn chính trị, Taylor và gia đình ông ta tiếp tục cuộc sống phấp phỏng, bất an và thường trực nỗi lo sợ bị ám sát và bị LHQ “sờ gáy” đưa ra xét xử. Tuy nhiên, tham vọng vô biên và sự nuối tiếc quyền lực thì vẫn hiện hữu trong con người ông ta. Trong diễn văn từ biệt của mình, Taylor hứa nhất định “sẽ quay trở lại”.
• Tiến DũngTổng hợp