Hình ảnh và biểu tượng có thể tạo thành nền tảng của một ''ngôn ngữ tin nhắn'' mới, cho phép nhắn tin mà không cần dùng đến các chữ cái. Đây là nhận định của một nhà tâm lý học người Anh.
Giáo sư tâm lý học Simon Garrod đã thực hiện các thí nghiệm mà ông cho là chứng minh được câu ngạn ngữ cổ: ''Một hình ảnh bằng ngàn lời nói''
Sau một khoảng thời gian giao tiếp, các bức ảnh do mỗi bên sử dụng sẽ trở nên đơn giản hơn, có tính biểu tượng cao hơn, hoặc trừu tượng hơn, và bắt đầu có sự đồng quy giữa 2 người. Hai bên bắt đầu hiểu chính xác người kia muốn nói gì qua việc trao đổi các hình ảnh. Đến cuối cuộc giao tiếp, họ thường phát triển các hình ảnh biểu tượng mà chỉ họ hiểu ý nghĩa.
Giáo sư Garrod cho biết, các cộng đồng biệt lập với thế giới bên ngoài (các bộ tộc thổ dân) đã từng được biết đến với các ngôn ngữ tượng hình. Các loại ngôn ngữ này còn đơn giản hơn, và tính biểu tượng cao hơn dạng ngôn ngữ hình ảnh trong nghiên cứu này.
Phát biểu tại Hội nghị của Hiệp hội khoa học Anh tại Đại học Leicester, ông Garrod cho biết: ''Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều đặc tính của những giao tiếp lời nói thông thường, bao gồm sự phát triển của các biệt ngữ (thổ ngữ) trong những cộng đồng sống biệt lập. Và một ngôn ngữ tin nhắn chỉ bằng hình ảnh là điều hoàn toàn có thể''.
Trịnh Oanh Theo TeleGraph