 |
Ông Nguyễn Quang Hà (trái) và công văn 999 - chứng cứ mới của ông Luân. |
Trong hai ngày 24 và 25/2/2004, theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Quang Hà, Viện KSND tối cao và Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tổ chức phiên đối chất giữa hai bị cáo Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Thiện Luân (nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT) với ông Nguyễn Công Tạn (nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) và ông Lê Huy Ngọ (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) về một số vấn đề liên quan trong vụ án.
Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án Lã Thị Kim Oanh và đồng bọn (ngày 2/12/2003), hai cựu Thứ trưởng Bộ NN-PTNT là ông Nguyễn Quang Hà và ông Nguyễn Thiện Luân đã bị tuyên phạt mỗi người 3 năm tù cho hành vi ký xác nhận vào các văn bản vay tiền của Công ty Tiếp thị (ông Hà ký 7 văn bản, ông Luân ký 2 văn bản). Cả hai ông này đều kháng cáo và phiên phúc thẩm sắp tới được ấn định vào ngày 22/3/2004.
Cáo trạng: Hai thứ trưởng ký không báo cáo!
Sở dĩ hành vi ký xác nhận của hai cựu thứ trưởng bị coi là hành vi phạm tội thiếu trách nhiệm là do Viện KSND tối cao quy buộc hai ông tự ý ký, không báo cáo bộ trưởng và không kiểm tra, kiểm soát để Lã Thị Kim Oanh mang tiền đi chi tiêu trái nguyên tắc. Chứng cứ mà viện KSND tối cao đưa ra căn cứ theo lời khai của các ông Nguyễn Công Tạn, Lê Huy Ngọ và một số người khác.
Tại trang 149 cáo trạng nêu ý kiến của nhân chứng Nguyễn Công Tạn. Ông Tạn nói việc ông Nguyễn Quang Hà và ông Nguyễn Thiện Luân ký xác nhận thì “lãnh đạo Bộ NN-PTNT không có bàn bạc gì đến việc giải quyết vốn vay của Công ty Tiếp thị và cũng không có chủ trương gì về việc
Vì sao ông Nguyễn Quang Hà yêu cầu đối chất?
Ông Hà nói: Tôi đề nghị đối chất tại tòa phúc thẩm nhưng kiểm sát viên nói ông Tạn sẽ không ra tòa vì ông ấy bị bệnh tim, ra tòa dễ bị ảnh hưởng. Còn ông Ngọ thì bận việc quốc gia. Cho nên nếu khi tòa mở mà ông ấy đi việc quốc gia thì không thể chiếu cố việc riêng. Tôi bảo không phải chuyện nhỏ, vì chỉ cần 1-2 giờ, mà đối với tôi, gia đình tôi hàng năm nay chết điêu chết đứng vì cái này. - Tại sao ông lại đề nghị đối chất tại Bộ NN-PTNT? - Đáng lẽ tại Viện KSND tối cao nhưng các vị ấy giữ thể diện, sợ mất uy tín. Ban đầu chỉ mình tôi đề nghị, sau tôi có động viên ông Luân ra đối chất như một cơ hội. Ông Quán, ông Hoàng không ai đề nghị. - Ngay sau khi có kết luận bổ sung nêu ý kiến ông Tạn và ông Ngọ, vì sao ông không đề nghị đối chất ngay lúc ấy? - Trước khi xử sơ thẩm, tòa án cử hai người đến nhà đưa cho tôi bản cáo trạng và danh sách hơn 200 người phải ra tòa, trong đó có ông Tạn, ông Ngọ, ông Giang, ông Kỷ phải ra hết. Cho nên tôi nghĩ ra tòa ông Tạn sẽ nói, nhưng ra tòa không thấy các ông ấy. Tôi đề nghị bằng văn bản thì tòa trả lời: “Hội đồng xét xử là quyền cao nhất. Trước khi xử chúng tôi định mời các ông ấy nhưng cuối cùng hội đồng thấy không cần thiết”. Vì thế sau khi xử sơ thẩm, tôi lại đề nghị tiếp. Luật sư của tôi cũng đề nghị. - Buổi đối chất hôm ấy có đại diện tòa phúc thẩm không, thưa ông? - Chỉ có hai người của cơ quan điều tra, hai người của Viện KSND, không có ai ở tòa. Nhưng họ nói với tôi đã quay phim, chụp ảnh và sau này sẽ chiếu ở tòa.
|
ký xác nhận văn bản cho Công ty Tiếp thị vay tiền. Việc ông Nguyễn Quang Hà ký các văn bản xác nhận cho Công ty Tiếp thị đi vay tiền không bao giờ báo cáo lãnh đạo Bộ. Bộ trưởng không thấy ông Hà báo cáo gì về việc này”. Ông Tạn cũng nhận xét: “Việc hai thứ trưởng ký như vậy là có thiếu sót…”.
Tại trang 150 cáo trạng nêu ý kiến của nhân chứng Lê Huy Ngọ. Ông Ngọ nói lúc mới về Bộ đã công bố “Việc gì cũ do Bộ trưởng cũ quyết định thì điều hành tiếp, có gì phát sinh mới thì báo cáo. Việc gì mới mà tôi quyết định thì các thứ trưởng phải báo cáo Bộ trưởng. Bộ NN-PTNT không có thảo luận gì để các đồng chí thứ trưởng ký xác nhận công văn cho Công ty Tiếp thị đi vay vốn của ngân hàng”.
Riêng với ông Luân, dù chỉ ký 2 văn bản song Viện KSND tối cao truy xét trách nhiệm ở chỗ ông Luân là người phụ trách Công ty Tiếp thị. Cụ thể, ông Tạn khai rằng: “Bộ NN-PTNT phụ trách theo khối. Công ty Tiếp thị thuộc khối của Thứ trưởng Nguyễn Thiện Luân nên Thứ trưởng Luân là người phụ trách Công ty Tiếp thị”.
Tại phiên tòa sơ thẩm, hai nhân chứng nói trên không có mặt. Tòa án đã căn cứ vào lời khai của họ tại cơ quan điều tra để phán quyết. Ông Hà cho biết trong và sau phiên tòa ông luôn khẩn thiết đề nghị được đối chất với hai nhân chứng nói trên để làm rõ ý kiến của họ, song trước khi xử phúc thẩm gần một tháng, đề nghị này mới được Viện KSND tối cao đáp ứng.
Đối chất: Việc ký có báo cáo?!
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Quang Hà cho biết tại buổi đối chất chiều ngày 24/2/2004 ở trụ sở Bộ NN-PTNT trước sự chứng kiến của đại diện Cơ quan điều tra và Viện KSND, ông Lê Huy Ngọ khẳng định “việc ông Hà ký các công văn đó là đúng thẩm quyền, đúng quy chế của thứ trưởng thường trực. Bộ NN-PTNT bận rất nhiều việc nên tôi thường xuyên đi vắng, các thứ trưởng cũng thay nhau đi. Anh Hà và tôi nếu ở nhà thì anh Hà thường xuyên báo cáo tôi mọi việc. Còn cụ thể 6 văn bản này báo cáo lúc nào thì lâu rồi tôi không nhớ. Trách nhiệm của chánh văn phòng đề nghị các đồng chí hỏi chánh văn phòng cho rõ (theo quy chế văn phòng phải báo cáo)”.
Ông Hà cũng cho biết ông Ngọ thừa nhận ông Hà đã nhắc ông Ngọ phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Công ty Tiếp thị, không phải đợi đến khi bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước) có thư cảnh báo, mà trước đó ông Hà đã đề nghị phải đình chỉ, kiểm tra, xử lý. Ông Hà còn kể ông Ngọ đã trực tiếp ghi vào biên bản đối chất là: “Tôi không nói là anh Hà không báo cáo mà tôi nói là anh Hà thường xuyên báo cáo mọi việc, còn cụ thể 6 văn bản này thì lâu rồi tôi không nhớ”.
Tại cuộc đối chất với ông Nguyễn Công Tạn ngày 25/2/2004, theo ông Hà, ông Tạn đã thừa nhận: “Anh Hà là người rất có trách nhiệm trong công việc, rất có uy tín và rất trung thực, là trung tâm đoàn kết. Gia đình anh ấy có công lớn với cách mạng”. Mặt khác, ông Tạn cũng khẳng định: “Chủ trương xây khu triển lãm là có. Việc kiểm tra lúc công ty đang hoàng kim thì không, vì không có vụ việc gì phải thanh kiểm tra cả”.
Ông Hà cũng cho biết chính ông đã động viên ông Nguyễn Thiện Luân tham gia đối chất với hai nhân chứng này. Ngày 24 và 25/2, ông Luân cũng được bố trí đối chất riêng với từng người. Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Luân cho biết tại cuộc đối chất, ông Ngọ đã khẳng định: “Anh Luân chỉ phụ trách đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp, công tác tài chính… Bộ không phân công cho một đồng chí thứ trưởng nào phụ trách từng doanh nghiệp mà theo lĩnh vực công tác”.
Về cuộc đối chất với ông Nguyễn Công Tạn, ông Luân nói ông Tạn đã thừa nhận “Bộ không phân công ai phụ trách toàn diện các doanh nghiệp. Về lĩnh vực triển lãm, đồng chí Luân phụ trách toàn bộ các hoạt động triển lãm từ trung ương đến địa phương, trong đó có công tác triển lãm của Công ty Tiếp thị”. Ông Luân cho rằng: “Tôi hiểu là mình không phụ trách Công ty Tiếp thị mà chỉ theo dõi phần triển lãm của công ty này”.
Về việc ký xác nhận vào hai công văn vay tiền, ông Luân cho biết cả ông Tạn và ông Ngọ đều xác định “ba lần phê duyệt dự án Chính phủ đều khẳng định cho dự án được sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có vốn vay”. Vì thế ông Luân “hiểu rằng vốn cho công trình triển lãm đang thiếu thực sự. Việc vay vốn của công ty là cần thiết” nên đã ký xác nhận vào 2 công văn xin vay tiền. Mặt khác, chính ông Luân đã tìm được văn bản 999 ngày 26/2/21998 có bút phê của ông Ngọ xác nhận Công ty Tiếp thị thiếu vốn và có chủ trương xin vay, bổ sung vốn (ông Luân cho rằng tài liệu này là chứng cứ mới chưa có trong hồ sơ vụ án). Trong buổi đối chất này, cả hai bị cáo – hai cựu Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đồng loạt gửi đơn kêu oan.
(Theo PL TP.HCM)
|